Quan hệ với người cùng huyết thống phạm tội gì? Bị phạt thế nào?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi quan hệ tình dục giữa những người cùng huyết thống với nhau. Vậy quan hệ với người cùng huyết thống phạm tội gì? Bị phạt thế nào?

1. Thế nào là người cùng huyết thống?

Tại khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 giải thích về những người cùng huyết thống trực hệ như sau:

Những người cùng huyết thống trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi quan hệ tình dục giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau.

Đồng thời, không cho phép những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau. Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm:

- Cha mẹ là đời thứ nhất;

- Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;

- Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Quan hệ với người cùng huyết thống phạm tội gì? Bị phạt thế nào?
Quan hệ với người cùng huyết thống, xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Quan hệ với người cùng huyết thống phạm tội gì? Bị phạt thế nào?

Việc quan hệ tình dục giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau là một trong những hành vi bị cấm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp quan hệ tự nguyện

Nếu tự nguyện quan hệ tình dục giữa những người cùng huyết thống, người thực hiện có thể bị xử lý về Tội loạn luân.

Cụ thể, Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội này như sau:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội loạn luân mà truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

Trường hợp cưỡng ép quan hệ trái ý muốn

- Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm hoặc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

+ Với Tội hiếp dâm có tính chất loạn luân: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu gây thương tích nặng hoặc làm chết người… có thể phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung than (theo Điều 141 Bộ luật Hình sự).

+ Với Tội hiếp dâm hoặc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân: Người phạm tội có thể bị  bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, nếu gây thương tích nặng hoặc làm chết người… có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (theo Điề 142 Bộ luật Hình sự).

- Trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng dâm hoặc Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

+ Với Tội cưỡng dâm có tính chất loạn luân: Người phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, nếu gây thương tích nặng hoặc làm chết người… thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm (theo Điều 143 Bộ luật Hình sự).

+ Với Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân: Người phạm tội bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu gây thương tích nặng hoặc làm chết người… thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung than (theo Điều 144 Bộ luật Hình sự).

Lưu ý: Trong mọi trường hợp (kể cả tự nguyện) nếu thực hiện hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi thì người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi .

3. Hôn nhân cận huyết thống bị xử lý như thế nào?

Hủy kết hôn trái pháp luật

Hôn nhân cận huyết thống là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó, cuộc hôn nhân cận huyết thống bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

4. Hậu quả khôn lường từ quan hệ với người cùng huyết thống

- Ảnh hưởng về sức khỏe đối với những đứa trẻ được sinh ra

Những đứa trẻ được sinh ra từ cha mẹ cận huyết thống có nguy cơ suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại. Đồng thời, dễ mắc các bệnh di truyền bởi quan hệ cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau.

Những bệnh mà đứa này thường mắc phải các bệnh như: tan máu bẩm sinh, bạch tạng, rối loạn chuyển hóa, bệnh hồng cầu liềm, các bệnh dị dạng về xương, bụng phình to, thiểu năng trí tuệ, lùn, ốm yếu mù màu, bạch tạng…

- Ảnh hưởng đối với với xã hội

Bên cạnh hậu quả đối với cá nhân đứa trẻ sinh ra, việc quan hệ cùng huyết thống còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa, đạo đức gia đình, làm xói mòn, biến đổi giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số tại một số vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tại đây, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nghèo đói, thất học và suy giảm chất lượng cuộc sống, gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trên đây là một số quy định của pháp luật để xử lý hành vi quan hệ với người cùng huyết thống. Nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Quan hệ với người dưới 18 tuổi tự nguyện có phạm tội?
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.