Quá tuổi, vẫn được bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền

Ngày 8/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Nghị định này, trong trường hợp quá độ tuổi bổ nhiệm thông thường, người được tiến cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được xem xét bổ nhiệm nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện năng lực, uy tín cá nhân:

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nếu có kiến thức sâu rộng về quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; Có uy tín, kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong lĩnh vực đối ngoại.

bổ nhiệm Đặc sứ đặc mệnh toàn quyền

Điều kiện bổ nhiệm Đặc sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt (Ảnh minh họa)

- Điều kiện về yêu cầu đối ngoại:

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nhằm thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng; Xử lý một hoặc một số vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của Việt Nam trong quan hệ quốc tế..

- Điều kiện về địa bàn công tác:

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt để công tác tại một trong các địa bàn: Quốc gia láng giêng hoặc khu vực Đông Nam Á; Quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, Liên hợp quốc…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 8/8/2018.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đặc biệt lưu ý 4 điều này khi đổi Căn cước hết hạn

Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đặc biệt lưu ý 4 điều này khi đổi Căn cước hết hạn

Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đặc biệt lưu ý 4 điều này khi đổi Căn cước hết hạn

Năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần đi làm thẻ Căn cước mới trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng. Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ cập nhật đến người dân 04 điều cần phải lưu ý khi đổi Căn cước hết hạn để thủ tục cấp đổi diễn ra nhanh chóng nhất.

Giấy mời và Giấy triệu tập khác nhau thế nào?

Giấy mời và Giấy triệu tập khác nhau thế nào?

Giấy mời và Giấy triệu tập khác nhau thế nào?

Khi nhận được giấy triệu tập từ cơ quan Nhà nước, người dân thường có tâm lý e ngại, áp lực hơn rất nhiều so với giấy mời thông thường. Việc sử dụng giấy mời, giấy triệu tập vẫn còn rất tùy tiện, lẫn lộn mặc dù bản chất hai loại giấy này hoàn toàn khác nhau.