Các trường hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ

Phương thức đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng khá phổ biến. Vậy khi nào các gói thầu sẽ được áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ?

Các trường hợp áp dụng hai giai đoạn hai túi hồ sơ

Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù (theo khoản 1 Điều 31 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13).

Theo đó,

- Giai đoạn 1: Nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu.

Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

- Giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật.

Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.

phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơPhương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ áp dụng khi nào? (Ảnh minh họa)
 

Quy trình đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ

Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy trình đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu

Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn 1

- Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

Bước 2: Tổ chức đấu thầu giai đoạn 1

- Mời thầu

- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu

- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ

- Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật

- Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

- Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật,

Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu;

Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong giai đoạn một phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật.

Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn 1, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong giai đoạn một tham dự thầu giai đoạn 2.

Bước 3: Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn 2

Căn cứ Điều 51, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, chuẩn bị tổ chức đấu thầu giai đoạn 2 như sau:

- Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn 2

- Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

- Mở thầu

Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn 2

  • Việc đánh giá hồ sơ dự thầu gồm nhưng công đoạn sau:

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.

- Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;

- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

- Đánh giá về kỹ thuật và giá;

- Lập báo cáo để bên mời thầu xem xét.

  • Thương thảo hợp đồng:

- Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu không đến hoặc từ chối sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

- Nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn 2 sẽ được xem xét đánh giá về tài chính. Việc đánh giá về tài chính thực hiện trên cơ sở đề xuất về tài chính của nhà thầu trong giai đoạn một và đề xuất về tài chính trong giai đoạn 2; căn cứ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu trong giai đoạn 1 và những đề xuất về kỹ thuật hiệu chỉnh của nhà thầu trong giai đoạn 2.

Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Trên đây là các trường hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ là gì?

>> Khi nào áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ?

>> Các trường hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tăng mức phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip?

Tăng mức phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip?

Tăng mức phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip?

Bộ Công an hiện nay đang đề xuất nhiều mức phạt mới để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình tại dự thảo Nghị định mới nhất.