Phim chiếu rạp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Phim được phép chiếu rạp khi nội dung phim không vi phạm các điều cấm theo quy định của pháp luật và được xếp loại từ trung bình (bậc I) trở lên…

Một bộ phim điện ảnh của Trung Quốc mới đây đã bất ngờ bị ngừng chiếu tại Việt Nam, chỉ sau hơn một tuần “ra rạp”. Lý do bộ phim bị ngừng chiếu được cho là do “không bán được vé”, “vắng khách”. Tuy nhiên, vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm đó chính là chi tiết xuất hiện cuối bộ phim.

Theo đó, chi tiết “nhạy cảm” xuất hiện ở cuối bộ phim có thể gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia giữa các nước có liên quan đến biển Đông. Chính điều này đã dấy lên băn khoăn của khán giả về việc thẩm định nội dung phim và cấp giấy phép phổ biến phim tại các rạp chiếu phim ở Việt Nam hiện nay.

Phim chiếu rạp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Phim chiếu rạp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? (Ảnh minh họa: Internet)

Theo Điều 4 Luật Điện ảnh năm 2006 (sửa đổi, bổ sung tại Luật số 31/2009/QH12), phổ biến phim là việc đưa phim đến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạng Internet và phương tiện nghe nhìn khác.

Một bộ phim trước khi được đưa ra rạp phải được Hội đồng thẩm định phim thẩm định, đồng thời phải được cấp giấy phép phổ biến phim. Việc cấp giấy phép phổ biến phim được thực hiện trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định phim.

Đối với những phim do nước ngoài sản xuất việc cấp giấy phép phổ biến phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cho Cục Điện ảnh chịu trách nhiệm. Theo Điều 8 Văn bản hợp nhất số 5349/VBHN-BVHTTDL, hội đồng thẩm định phim truyện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có ít nhất 09 thành viên.

Về tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại phim, Điều 10 Văn bản hợp nhất quy định chỉ cho phép phổ biến phim với điều kiện phải lược cắt một hay nhiều cảnh; phải sửa chữa lời thoại nếu hình ảnh hay lời thoại vi phạm quy định tại Luật Điện ảnh, như: Tuyên truyền chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết; Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước…; Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc…

Phim chiếu rạp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Phim chiếu rạp cần phải phân loại cho từng lứa tuổi (Ảnh minh họa: Internet)

Điều luật này cũng quy định, cho phép phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng khán giả đối với phim có nội dung không vi phạm các điều cấm theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và xếp loại từ bậc I trở lên; Cho phép phổ biến phim với điều kiện cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13 tuổi (C13), dưới 16 tuổi (C16) hoặc dưới 18 tuổi (C18) nếu bộ phim có nội dung không phù hợp cho sự phát triển tâm lý, sinh lý hoặc ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách ở từng lứa tuổi.

Bên cạnh đó, cấm phổ biến phim đối với phim có nội dụng vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật mà không sửa chữa được.

Nếu thành viên Hội đồng thẩm định đồng ý cho phép phổ biến phim thì xếp bậc và cho điểm bộ phim đó theo 03 bậc: Bậc I (phim có chất lượng xếp loại trung bình); Bậc II (phim có chất lượng xếp loại khá); Bậc III (phim có chất lượng xếp loại xuất sắc).

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chưa nghỉ hết phép, người lao động có được trả tiền?

Chưa nghỉ hết phép, người lao động có được trả tiền?

Chưa nghỉ hết phép, người lao động có được trả tiền?

Bộ luật Lao động 2012 quy định, người lao động làm việc tại 01 doanh nghiệp từ đủ 01 năm trở lên thì được nghỉ phép 12 ngày/năm. Đây là quyền lợi mà người lao động được hưởng, tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng nghỉ hết 12 ngày phép trong năm làm việc.