Các trường hợp được sử dụng phí bảo trì chung cư

Kinh phí bảo trì chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác.

Phí bảo trì là 2% giá trị căn hộ

Theo điểm a khoản 1 Điều 108 Luật Nhà ở 2014, chủ đầu tư phải đóng kinh phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán.

Trong vòng 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định.; nếu không bàn giao sẽ thực hiện các thủ tục cưỡng chế.

Thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư được thực hiện như sau: Ban quản trị gửi văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì; UBND tỉnh ra văn bản đề nghị chủ đầu tư bàn giao kinh phí; Nếu chủ đầu tư không bàn giao thì UBND tỉnh ra quyết định cưỡng chế.

Các trường hợp được sử dụng phí bảo trì chung cư
Phí bảo trì chung cư là 2% giá trị căn hộ (Ảnh minh họa)

Phí bảo trì chung cư được dùng khi nào?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 109 Luật Nhà ở 2014, kinh phí bảo trì chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác.

Các hạng mục của nhà chung cư được sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung để bảo trì được quy định tại Điều 34 của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD.

Cụ thể,

- Bảo trì các hạng mục và phần diện tích thuộc sở hữu chung, nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;

- Bảo trì khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả..

- Xử lý nước thải ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ; cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư…

- Bảo trì các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Xem thêm:

Luật Phí và lệ phí: 7 điểm cần biết trong năm 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục