Phân biệt tội hiếp dâm trẻ em và tội giao cấu với trẻ em

Tội hiếp dâm trẻ em và tội giao cấu với trẻ em trên thực tế rất dễ nhầm lẫn. Vậy hai tội này có điểm gì giống và khác nhau?


Tội hiếp dâm trẻ và Tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 được gọi chính xác là Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Cả hai tội này đều xâm phạm đền quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ để không bị xâm hại tình dục của trẻ em theo Luật trẻ em 2016. Đồng thời, hành vi phạm tội đều được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

Phân biệt tội hiếp dâm trẻ em với tội giao cấu với trẻ em
Phân biệt Tội hiếp dâm trẻ em và Tội giao cấu với trẻ em (Ảnh minh họa)

Căn cứ theo quy định của pháp luật, có thể phân biệt Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi qua các đặc điểm sau:

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Độ tuổi người phạm tội

Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự, người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị truy trách nhiệm hình sự về tội này.  

Tại Điều 145 nêu rõ, người phạm tội phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

Độ tuổi nạn nhân

Nạn nhân là người dưới 16 tuổi

Nạn nhân là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi

Hành vi phạm tội

Với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, có 02 trường hợp phạm tội như sau:

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

- Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi (không cần hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác).

Do trẻ dưới 13 tuôi là đối tượng yêu thế, không có khả năng bảo vệ mình nên chỉ cần hành vi giao cấu với những người này cũng cấu thành tội phạm hiếp dâm.

Hành vi phạm tội này được thực hiện một cách đồng thuận, có sự đồng ý, chấp nhận của nạn nhân.

Trong đó, người phạm tội không hề sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lợi dụng tình trạng không chống cự được của nạn nhân, các thủ đoạn khác hoặc lợi dụng sự lệ thuộc của nạn nhân như ở các tội hiếp dâm, cưỡng dâm.

Mức phạt

Theo Điều 142, khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 07 - 15 năm.

Các khung hình phạt tăng nặng khác được quy định như sau:

- Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tính chất loạn luân;

+ Làm nạn nhân có thai;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Nhiều người hiếp một người;

+ Đối với người dưới 10 tuổi;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát

Theo Điều 145, khung hình phạt của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là phạt tù từ 01 - 05 năm.

Bên cạnh đó, các khung hình phạt tăng nặng khác là:

- Phạt tù từ 03 - 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Có tính chất loạn luân;

+ Làm nạn nhân có thai;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.

- Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

Như vậy, có thể thấy, việc quan hệ với người dưới 16 tuổi dù là cưỡng ép hay tự nguyện thì đều bị xử lý hình sự. Trong đó, nếu phạm phải một trong hai tội trên, ngoài áp dụng hình phạt hành chính là phạt tù, người phạm tội còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là một số đặc điểm để phân biệt tội hiếp dâm trẻ em và tội giao cấu với trẻ em. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Nữ giới có phạm Tội hiếp dâm?
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.

Tăng mức phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip?

Tăng mức phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip?

Tăng mức phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip?

Bộ Công an hiện nay đang đề xuất nhiều mức phạt mới để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình tại dự thảo Nghị định mới nhất.