Phân biệt thời hạn và thời hiệu

Thời hạn và thời hiệu là 2 vấn đề cơ bản trong pháp luật dân sự, song, có không ít trường hợp nhầm lẫn giữa thời hạn và thời hiệu. Dưới đây, LuatVietnam sẽ đưa ra bảng so sánh giữa thời hạn và thời hiệu dựa trên một số yếu tố:

Tiêu chí

Thời hạn

Thời hiệu

Khái niệm

Theo Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015:

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác

Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định

Đơn vị tính

Phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc một sự kiện có thể sẽ xảy ra

Năm

Thời điểm bắt đầu và kết thúc

Ngày bắt đầu của thời hạn không tính  vào thời hạn

Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu.

Theo Điều 156 Bộ luật dân sự 2015, Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu

Chủ thể áp dụng

- Cơ quan nhà nước

- Cá nhân, tổ chức

Các cơ quan nhà nước, chủ yếu là Tòa án, Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát

Trường hợp áp dụng

- Trong giao dịch dân sự giữa cá nhân, tổ chức với nhau

- Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết vấn đề cụ thể (Ví dụ: Thời hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo)

- Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết các yêu cầu, tranh chấp theo luật định.

Phân loại

Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại:

+ Thời hạn do luật định

+ Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên

+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

Bao gồm 4 loại:

+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự

+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

+ Thời hiệu khởi kiện

+ Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Vấn đề gia hạn

Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.

Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài

Việc xác định đúng thời hạn, thời hiệu có thể giúp các mối quan hệ xã hội diễn ra một cách rõ ràng, đảm bảo về mặt thời gian. Ngoài những điểm đã nêu về thời hạn và thời bạn đọc tham khảo thêm: Những điểm đáng chú ý của Bộ luật Dân sự 2015

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

9 nội dung chú ý nhất của Bộ luật Hình sự 2015

9 nội dung chú ý nhất của Bộ luật Hình sự 2015

9 nội dung chú ý nhất của Bộ luật Hình sự 2015

Mở rộng áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính; Bỏ hình phạt tử hình đối với 07 tội danh cũng như không áp dụng hình phạt tử hình với người từ đủ 75 tuổi trở lên… là những quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự 2015) sẽ chính thức được áp dụng từ 2018.