Phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản

Theo Bộ luật Dân sự 2015, mọi người thường nhầm lẫn quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản. Vậy phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản thế nào?


Quyền hưởng dụng là gì? Quyền sử dụng tài sản là gì?

Để phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản, trước hết bạn đọc phải nắm được cụ thể định nghĩa về quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản. Cụ thể:

- Quyền hưởng dụng tài sản: Là một quyền đối với tài sản mới được bổ sung vào Bộ luật Dân sự 2015. Đây là một trong những quyền khác với tài sản, là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác (theo Điều 159 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành).

Hiểu một cách đơn giản, đây là quyền của cá nhân, tổ chức áp dụng với tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. Quyền này gồm quyền được nắm giữ và chi phối tài sản đó.

Trong đó, định nghĩa quyền hưởng dụng được nêu tại Điều 257 Bộ luật Dân sự như sau:

Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.

Có thể lấy ví dụ về quyền hưởng dụng như sau: Ông A thuê nhà của ông B. Theo đó, ông A không phải chủ sở hữu căn nhà cho thuê nhưng được phép sử dụng để ở hoặc kinh doanh (theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà của ông A và ông B).

- Quyền sử dụng tài sản: Không giống quyền hưởng dụng là quyền khác với tài sản, quyền sử dụng có thể coi là một trong những quyền chính của quyền sở hữu tài sản bên cạnh quyền chiếm hữu, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Theo đó, định nghĩa quyền sử dụng được nêu tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Tức là, đây là quyền của chủ sở hữu tài sản đó trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của mình.

Ví dụ về quyền sử dụng tài sản: Vẫn là căn nhà cho thuê ở ví dụ trên. Tuy nhiên, thay vì cho ông A thuê thì hiện tại, ông B để lại để sử dụng. Do ông B có quyền sở hữu với căn nhà đó nên ông B có quyền sử dụng với tài sản đó. Việc ông B sử dụng căn nhà đó vào mục đích để ở hay kinh doanh hay làm nhà trọ… đều thuộc quyền của ông B. Thậm chí, việc ông cho thuê để hưởng hoa lợi, lợi tức cũng được coi là quyền sử dụng tài sản của ông B.

4 yếu tố để phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản
4 yếu tố để phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản (Ảnh minh họa)

Phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản

Tiêu chí

Quyền hưởng dụng

Quyền sử dụng tài sản

Căn cứ pháp lý

Điều 257 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015

Định nghĩa

Là quyền của người không phải là chủ sở hữu của tài sản trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức với tài sản của người khác trong thời hạn nhất định.

Là quyền của chủ sở hữu hoặc người không phải chủ sở hữu trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức với tài sản của mình.

Thời gian

- Hưởng theo hai hình thức:

Theo thỏa thuận

Theo luật quy định

- Thời gian tốt đa được hưởng:

Tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người này là cá nhân

Tối đa đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng không quá 30 năm

Hoàn toàn do các bên thỏa thuận.

Giới hạn về quyền đối với tài sản

Có quyền tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.

- Người sử dụng không phải chủ sở hữu thì quyền sử dụng tài sản phụ thuộc vào thỏa thuận của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

- Người sử dụng là chủ sở hữu thì quyền tài sản hoàn toàn do người này tự quyết định trừ trường hợp tài sản không còn thuộc quyền sở hữu của người đó.

=> Quyền hạn đối với tài sản của người sử dụng không phải chủ sở hữu hạn chế hơn người hưởng dụng tài sản.

Quan hệ với chủ sở hữu tài sản

- Chủ sở hữu tài sản không được thực hiện hành vi khác hoặc cản trở, gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.

- Chủ sở hữu tài sản không được thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập măc dù có quyền định đoạt tài sản.

- Chủ sở hữu đồng thời là người có quyền sử dụng: Hưởng quyền sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Người được hưởng quyền sử dụng tài sản không phải là chủ sở hữu: Việc sử dụng dựa theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo những quy định khác do luật định.

Nghĩa vụ

- Tiếp nhận tài sản và đăng ký nếu luật quy định.

- Khai thác tài sản theo đúng công dụng, mục đích sử dụng tài sản hợp lý.

- Giữ gìn, bảo quản tài sản như của mình.

- Sửa chữa, bảo dưỡng tài sản định kỳ để sử dụng tài sản đó bình thường.

- Nếu do không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì phải khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục hậu quả xấu do việc này gây ra.

- Trả lại cho chủ sở hữu tài sản khi đã hết hạn hưởng dụng.

Luật không quy định

Trường hợp chấm dứt quyền

- Hết hạn quyền hưởng dụng.

- Các bên thỏa thuận.

- Người hưởng dụng thành chủ sở hữu tài sản.

- Người hưởng dụng từ bỏ/không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định.

- Tài sản của quyền hưởng dụng không còn.

- Do Tòa án quyết định.

- Trường hợp khác.

- Chủ sở hữu đã chuyển giao quyền sử dụng của mình cho người khác

- Người không phải chủ sở hữu đã thỏa thuận với chủ sở hữu chấm dứt quyền sử dụng tài sản của mình

Trên đây là các tiêu chí để phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào khác, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.