Phân biệt phòng vệ chính đáng và phòng vệ tưởng tượng

Việc phòng vệ chính đáng và phòng vệ tưởng tượng trong thực tiễn xét xử đòi hỏi phải có sự phân biệt rõ ràng bởi ranh giới khá mong manh.

Bản chất

Phòng vệ chính đáng được quy định tạiKhoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015:

“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.

Trong khi đó, phòng vệ tưởng tượng được quy định tại Chỉ thị 07-TANDTC/CT ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, phòng vệ tưởng tượng là việc gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm rằng người đó hiển nhiên có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội.

Phân biệt phòng vệ chính đáng và phòng vệ tưởng tượng

Phân biệt phòng vệ chính đáng và phòng vệ tưởng tượng

Mục đích phòng vệ

Mục đích của phòng vệ chính đáng nhằm gạt bỏ sự tấn công, nghĩa là hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công.

Hành vi phòng vệ tưởng tượng nhằm gạt bỏ sự tấn công mà người phòng vệ tưởng tượng ra. 

Giới hạn của hành vi chống trả

Hành vi chống trả trong phòng vệ chính đáng là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi ích hợp pháp.

Hành vi chống trả trong phòng vệ tưởng tượng là vượt quá giới hạn cần thiết do sai lầm trong việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của sự tấn công, hoặc không có sự tấn công nào cả nhưng đã nhầm tưởng có sự tấn công.

Trách nhiệm hình sự

Do được quy định không phải là tội phạm nên hành vi phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi hoàn cảnh cụ thể cho phép người đó tin một cách hợp lý rằng có sự xâm hại thực sự và người đó không biết rằng mình đã tưởng lầm.

Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm một cách không có căn cứ là có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội, được coi là phạm tội do cố ý theo quy định của pháp luật và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục