Pháp nhân và thương nhân là những từ quen thuộc được dùng nhiều trong lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp. Song không phải ai cũng biết pháp nhân và thương nhân khác nhau như thế nào. Và để giúp bạn đọc phân biệt rõ 2 khái niệm này, LuatVietnam có bảng phân biệt dưới đây:
Tiêu chí | Pháp nhân | Thương nhân |
Căn cứ pháp lý | ||
Khái niệm | Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: - Được thành lập theo Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. | Là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh |
Tính chất hành vi thực hiện | Hành vi thương mại hoặc phi thương mại | Hành vi thương mại |
Điều kiện trở thành | - Được thành lập theo Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. | Đối với tổ chức: - Phải là tổ chức kinh tế; - Được thành lập một cách hợp pháp Đối với cá nhân: - Có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên; - Có đăng ký kinh doanh |
Đặc điểm phân biệt | Chịu trách nhiệm độc lập, hữu hạn với tài sản cá nhân. | Chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản cá nhân. |
Chủ thể | Tổ chức | Cá nhân hoặc tổ chức. |
Phân loại | - Pháp nhân thương mại. - Pháp nhân phi thương mại. | - Thương nhân là cá nhân. - Thương nhân là pháp nhân. - Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình. |
Doanh nghiệp nào được xem là pháp nhân/thương nhân | - Công ty TNHH - Công ty cổ phần | - Công ty TNHH - Công ty cổ phần - Công ty hợp danh - Doanh nghiệp tư nhân |
Doanh nghiệp nào không được xem là pháp nhân/thương nhân | - Công ty hợp danh - Doanh nghiệp tư nhân | Không có |
LuatVietnam