Phân biệt “nơi cư trú”, “nơi thường trú”, “nơi tạm trú”

“Nơi cư trú”, “nơi thường trú”, “nơi tạm trú” là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các giấy tờ chứng minh nhân thân của công dân cũng như trong nhiều văn bản pháp luật. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về sự khác nhau giữa các thuật ngữ này.

Dưới đây là phân biệt nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú dựa vào Luật Cư trú 2020

Khái niệm

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Nơi thường trú

Nơi tạm trú

Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú

Thời hạn cư trú

Không có thời hạn

Có thời hạn

Nơi đăng ký  thời hạn cư trú

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Điều kiện đăng ký

Thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có nhà riêng của mình

- Nhập hộ khẩu về nhà người thân: chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý

- Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ

+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; .

+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

- Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở:

- Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội: được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

- Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động:

+ Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;

+ Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

Xem thêm: Điều kiện đăng ký thường trú từ 01/7/2021

 - Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú

- Sinh sống từ 30 ngày trở lên

Kết quả đăng ký

Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

>> Thêm nhiều trường hợp bị xóa đăng ký thường trú từ 01/7/2021

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

2 lưu ý về trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178

2 lưu ý về trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178

2 lưu ý về trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178

Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động nghỉ hưu sớm theo 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu, vừa được nhận thêm các khoản trợ cấp. Cùng LuatVietnam lưu ý ngay 02 điểm sau về trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 trong bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp Việt chuyển hướng “xanh hóa” thương hiệu cùng Túi vải Hoàng Phát

Doanh nghiệp Việt chuyển hướng “xanh hóa” thương hiệu cùng Túi vải Hoàng Phát

Doanh nghiệp Việt chuyển hướng “xanh hóa” thương hiệu cùng Túi vải Hoàng Phát

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến yếu tố “xanh” trong sản xuất và tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng tìm kiếm những giải pháp vừa thân thiện với môi trường, vừa gia tăng hiệu quả truyền thông thương hiệu. Một trong những xu hướng nổi bật chính là việc sử dụng túi vải thay thế túi nilon dùng một lần trong các hoạt động quảng bá, sự kiện và tri ân khách hàng.

Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?

Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?

Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) là người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở nếu có đủ điều kiện. Vậy, Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không? nếu có thì cần đáp ứng điều kiện kiện gì? Tất cả sẽ được giải đáp rõ trong bài viết sau.