Giống nhau:
Mang thai hộ hợp pháp và mang thai hộ bất hợp pháp đều là việc một phụ nữ không phải người vợ trong quan hệ hôn nhân mang thai con cho cặp vợ chồng không sinh được con.
Phân biệt mang thai hộ hợp pháp và bất hợp pháp (Ảnh minh họa)
Khác nhau:
STT | Tiêu chí | Mang thai hộ hợp pháp | Mang thai hộ bất hợp pháp |
1 | Căn cứ pháp lý | Bộ luật Hình sự 2015; Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | |
2 | Mục đích | Dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên, không vì mục đích thương mại và được lập thành văn bản | Để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác |
3 | Điều kiện của người mang thai hộ | - Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng; - Đã từng sinh con - Chỉ được mang thai hộ một lần - Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ - Nếu người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý | Do hai bên thỏa thuận, không bao gồm điều kiện nào |
4 | Cách thức | Lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con | Bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản |
5 | Trách nhiệm | - Do hai bên thỏa thuận, phải được lập thành văn bản có công chứng. - Nếu vi phạm thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp | - Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng - Bị phạt tù cao nhất là 05 năm tù - Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm |
Xem thêm:
Vợ vô sinh, chồng nhờ người yêu cũ mang thai hộ được không?
Khi nào được nhờ người mang thai hộ?
Nguyễn Hương