Phân biệt chủ đầu tư và bên mời thầu như thế nào?

Chủ đầu tư và bên mời thầu đều là các chủ thể tham gia vào các hoạt động đấu thầu. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành chủ đầu tư và bên mời thầu khác nhau thế nào?

Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án (khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13).

Theo khoản 3 Điều 4 Luật này, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

- Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

- Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

- Đơn vị mua sắm tập trung;

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

Có thể phân biệt chủ đầu tư và bên mời thầu qua một số tiêu chí sau:

Tiêu chí

Chủ đầu tư

Bên mời thầu

Nhiệm vụ cơ bản

Bỏ vốn và quản lý việc sử dụng vốn (của mình hoặc của tổ chức được giao thay mặt)

Tổ chức thực hiện việc đấu thầu nhằm sử dụng vốn hiệu quả

Yêu cầu

- Sở hữu vốn được sử dụng trong đấu thầu hoặc là đại diện hợp pháp cho người sở hữu vốn

- Có năng lực nhất định trong việc quản lý việc sử dụng vốn

Có chuyên môn và năng lực trong việc thực hiện các hoạt động đấu thầu

Mục đích

Quản lý việc sử dụng vốn (trong đó có sử dụng vốn thông qua đấu thầu) một cách hiệu quả, đem lại lợi ích lớn nhất cho chủ sở hữu trên cơ sở đưa ra các quyết định quản lý và chỉ thị hợp lý liên quan đến việc sử dụng vốn (trong đó có quyết định lựa chọn tổ chức bên mời thầu cho mình)

Thực hiện các bước trong quy trình đấu thầu 1 cách bài bản, đúng luật, đảm bảo các nguyên tắc trong đấu thầu, lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất với gói thầu nhằm tối ưu hóa việc sử dụng vốn của gói thầu

Quyền hạn

- Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Danh sách xếp hạng nhà thầu;

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;

- Quyết định thành lập bên mời thầu;

- Quyết định xử lý tình huống.

- Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng và chuẩn bị hợp đồng;

- Báo cáo kết quả sơ tuyển, lựa chọn nhà thầu và trình hợp đồng cho chủ đầu tư xem xét.

Nghĩa vụ

- Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định;

- Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

- Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;

- Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu

- Đảm bảo trung thực, khách quan trong quá trình đấu thầu;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.