Phân biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện [Cập nhật]

Phân biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Tiêu chí

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Khái niệm

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

(Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp

(Khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020)

Ngành nghề kinh doanh

Được đăng ký tất cả các ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký

Chỉ được đại diện theo ủy quyền

Phạm vi hoạt động

Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền

- Chỉ thực hiện nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó.

Hiểu đơn giản thì mục đích của văn phòng đại diện là nơi để tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, giải đáp, tư vấn cho khách hàng.

- Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh

Hình thức hạch toán

Có thể lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc/hạch toán độc lập

Chỉ được hạch toán phụ thuộc

Nghĩa vụ thuế

- Chi nhánh nộp thuế môn bài tại Cơ quan thuế nơi có trụ sở chi nhánh.

- Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì thực hiện kê khai  thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính.

- Chi nhánh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

- Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh nên không nộp thuế môn bài

- Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế đối với những sắc thuế văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế

Phân biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện (Ảnh minh họa)

Chi nhánh và văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Chi nhánh và văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân.

Cụ thể, theo Điều 84 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH14 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân như sau:

- Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

- Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

Như vậy, văn phòng đại diện và chi nhánh không có tư cách pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân.

Trên đây là các tiêu chí phân biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện, nếu có thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp kịp thời.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục