Phân biệt án phí và lệ phí

Án phí và lệ phí tòa án là hai khái niệm thể hiện các khoản chi phí liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án. Dưới đây là những điểm khác nhau giữa án phí và lệ phí:

Án phí

Lệ phí

Khái niệm

Là số tiền mà đương sự phải nộp khi tòa án đã giải quyết vụ án bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật

Là số tiền mà đương sự, người yêu cầu phải nộp khi yêu cầu tòa án cấp giấy  tờ hoặc giải quyết việc dân sự

Phân loại

Theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 án phí dân sự gồm:

Án phí sơ thẩm: Vụ án có giá ngạch và Vụ án không có giá ngạch;

Án phí phúc thẩm

Theo Điều 4 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14

- Lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

- Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài…

- Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

- Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

- Lệ phí khác, gồm:

+ Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

+ Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay;

+ Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;

+ Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài;

+ Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án.

Chủ thể thực hiện nghĩa vụ

Các đương sự trong vụ án dân sự phải thực hiện nghĩa vụ nộp án phí theo quy định

- Người yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự

- Người kháng cáo trong trường hợp kháng cáo không được tòa chấp nhận

- Vợ, chồng hoặc cả hai đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Cơ quan thực hiện việc thu án phí, lệ phí

Cơ quan thi hành án dân sự

- Cơ quan thi hành án dân sự

- Tòa án

- Bộ Ngoại giao

Xem thêm:

Nghị quyết 326: 7 lưu ý quan trọng về án phí, lệ phí Toà án

Luật Phí và lệ phí: 7 điểm cần biết trong năm 2018

Án phí 2018 - Nộp bao nhiêu là đủ?

Vợ hay chồng phải chịu án phí khi ly hôn?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giữ vai trò thế nào?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giữ vai trò thế nào?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giữ vai trò thế nào?

Sắp tới, Quốc hội sẽ họp để quyết định về nhân sự giữ chức danh Chủ tịch nước. Hiện tại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang được Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Vậy trong hệ thống chính trị, Tổng Bí thư và Chủ tịch nước giữ vai trò như thế nào?