Từ nay, gặp tin giả, đường link lừa đảo qua mạng gọi ngay số này

Việt Nam đã chính thức có Trung tâm xử lý tin giả (http://tingia.gov.vn). Trung tâm này được Bộ Thông tin Truyền thông khai trương vào ngày hôm qua (12/01/2021). Đây sẽ là kênh chính thống tiếp nhận phản ánh thông tin sai sự thật, giả mạo trên các website, mạng xã hội, nhất là các đường link lừa đảo qua mạng.

Giao diện trang chủ của website (Ảnh chụp màn hình)


Trên website: http://tingia.gov.vn, những tin không có thật, tin bịa đặt, vu khống được lan truyền trong xã hội và trên không gian mạng sẽ gắn mác “tin giả”.

Tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác, tin xuyên tạc, bóp méo sự thật; tin không có sở cứ được lan truyền trong xã hội và trên không gian mạng sẽ được gắn mác "tin sai sự thật". 

Tin đúng sự thật, được kiểm chứng, kết luận bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ được gắn mác "tin đã xác thực".

Thông tin trên website được phân loại thành các lĩnh vực: Chính sách, pháp luật; Kinh tế, tài chính; Lĩnh vực y tế; sản phẩm y tế liên quan đến sức khỏe con người; Thiên tai, dịch bệnh; An ninh quốc gia, trật tự an toàn – xã hội; Tài khoản giả mạo; Đường link lừa đảo; Lĩnh vực khác.

Trung tâm sẽ chủ động phát hiện nội dung có lượng người chia sẻ, tương tác lớn trên mạng xã hội nói riêng, trên mạng internet nói chung để đánh giá, thẩm định, gắn nhãn và cảnh báo người dân.

Tuy nhiên, chính người dân cũng có thể phản ánh tin giả theo các cách sau:

Cách 1: Phản ánh tin giả trực tuyến trên website của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam

Truy cập: http://tingia.gov.vn/tiep-nhan-phan-anh/ và điền thông tin 

Cách 2: Phản ánh tin giả qua email của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam

Người dân có thể gửi email tới địa chỉ: online.abei@mic.gov.vn, trong đó nêu nội dung tin giả, đường link tin giả đọc được.

Cách 3: Phản ánh tin giả qua tổng đài 1800.8108

Như vậy, từ nay, người dân gặp tin giả, tin sai sự thật, các đường link lừa đảo, tài khoản giả mạo... đã có thể lập tức phản ánh tới Trung tâm xử lý tin giả, và cách đơn giản nhất là gọi điện đến tổng đài 1800.8108.

Với cả 03 cách trên, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam sẽ tiếp nhận, xác minh và nếu đó là tin giả, nguồn tin này sẽ được đăng tải trên website http://tingia.gov.vn và gắn nhãn tương ứng.

Hiện nay, theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, sẽ phạt từ 10 – 20 triệu đồng với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Nghiêm trọng hơn, còn có thể bị xử lý hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 

>> Mức phạt với Tội làm nhục người khác trên mạng xã hội

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Những dịch vụ công nào được thực hiện qua VNeID?

VNeID là ứng dụng do Bộ Công an xây dựng, phát triển với nhiều tính năng, tiện ích cho người dùng khi thực hiện các thủ tục hành chính. Vậy những dịch vụ công nào được thực hiện qua VNeID?

Công ty có được giữ CCCD của người lao động?

Căn cước công dân (CCCD) là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân. Vậy trường hợp bị nơi làm việc giữ lại CCCD thì phải làm thế nào? Công ty có được giữ CCCD của người lao động?

Mẫu kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng [mới nhất]

Mẫu kế hoạch công việc là một dạng tài liệu giúp chúng ta sắp xếp, tổ chức các công việc cá nhân, quản lý công việc một cách hiệu quả và hợp lý. Mời bạn xem ngay mẫu kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng mới nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.