Phạm tội cố ý gây thương tích với thầy cô giáo

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hiện nay được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người phạm tội này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Trường hợp phạm tội đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình là một trong các tình tiết định khung của tội phạm này.

Phạm tội cố ý gây thương tích với thầy cô giáo

Phạm tội cố ý gây thương tích với thầy cô giáo (Ảnh minh họa)

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn về tình tiết phạm tội “đối với thầy giáo, cô giáo của mình” này tiểu mục 3.3 Mục 3 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP. Cụ thể, chỉ áp dụng tình tiết "đối với thầy giáo, cô giáo của mình" khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

1) Nạn nhân phải là thầy giáo, cô giáo tức là người đã hoặc đang làm công tác giảng dạy theo biên chế hoặc theo hợp đồng tại cơ quan, tổ chức có chức năng giáo dục, đào tạo, dạy nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép;

2) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân là vì lý do thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề của họ đối với bị cáo, không phân biệt nhiệm vụ đó đã được thực hiện hay đang được thực hiện và không kể thời gian dài hay ngắn;

3) Có tổn thương cơ thể của nạn nhân.

Đối với trường hợp phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của thầy giáo, cô giáo của mình thì kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân là dưới 11% thì người thực hiện hành vi cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt áp dụng trong trường hợp này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp mới chỉ chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.