Phạm nhiều tội phải đi tù bao nhiêu năm?

Phạt tù là một trong những hình phạt cơ bản đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Tuy nhiên, Bộ luật này cũng giới hạn số năm tù với các trường hợp phạm một tội và phạm nhiều tội.


Phạm một tội: Phạt tối đa 20 năm tù

Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tù có thời hạn như sau:

“Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm”.

Trong đó, mức phạt tù tối thiểu 03 tháng có thể được áp dụng đối với một số tội danh như:

- Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124);

- Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132);

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác – trường hợp chuẩn bị phạm tội (Điều 134);

- Tội hành hạ người khác (Điều 140)…

Mức phạt tù tối đa là 20 năm có thể được áp dụng đối với một số tội danh như:

- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142);

- Tội giết người (Điều 123);

- Tội cướp tài sản (Điều 168);

- Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)…

Phạm nhiều tội phải đi tù bao nhiêu năm?

Theo Bộ luật Hình sự 2015, tù có thời hạn tối đa là 20 năm (Ảnh minh họa)

Phạm nhiều tội: Phạt tối đa 30 năm tù

Theo quy định nêu trên, mức phạt tối đa tù đối với trường hợp người phạm một tội là 20 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm nhiều tội, mức phạt tù của từng tội sẽ được cộng dồn thành hình phạt chung nhưng chỉ tối đa là 30 năm (điểm a khoản 1 Điều 55).

Trong thực tiễn xét xử cũng đã có không ít trường hợp người phạm nhiều tội và chỉ bị áp dụng mức phạt tù tối đa là 30 năm. Điển hình như vụ án của bầu Kiên (nguyên Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB), ông bị tuyên án: 20 tháng tù về tội Kinh doanh trái phép; 06 năm tù về tội Trốn thuế, 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng mức phạt của ông là 30 năm tù.

Xem thêm:

Bộ luật Hình sự 2018: Bãi bỏ 11 tội danh, bổ sung nhiều điểm mới

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghị định 119/2018/NĐ-CP: 7 nội dung nổi bật về hóa đơn điện tử

Nghị định 119/2018/NĐ-CP: 7 nội dung nổi bật về hóa đơn điện tử

Nghị định 119/2018/NĐ-CP: 7 nội dung nổi bật về hóa đơn điện tử

Ngày 12/9/2018 vừa qua, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 119 về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Để giúp khách hàng có được cái nhìn tổng quan nhất, LuatVietnam giới thiệu toàn văn những nội dung quan trọng của Nghị định này.

Chế độ thai sản 2019: Quyền lợi của vợ, chồng cần nắm chắc

Chế độ thai sản 2019: Quyền lợi của vợ, chồng cần nắm chắc

Chế độ thai sản 2019: Quyền lợi của vợ, chồng cần nắm chắc

Năm 2019, các quy định về chế độ thai sản vẫn được áp dụng theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, chế độ thai sản 2019 không chỉ áp dụng khi bà mẹ sinh con mà sẽ áp dụng suốt thời gian mang thai và thời gian nghỉ thai sản các tháng sau sinh.