Wefit “sập” - Khách hàng phải làm gì để đòi được tiền?

Mới đây, Công ty cổ phần Công nghệ Onaclover - chủ sở hữu Wefit, Wejoy thông báo đã nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản. Vậy khách hàng của Wefit phải làm gì để đòi được tiền đăng ký gói tập đã trả trước đó?

Làm gì để đòi nợ khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản?

Trước tiên, cần hiểu phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toánbị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản (khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản số 51/2014/QH13).

Trong đó, một doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định là mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Có thể khẳng định, phá sản là một thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian (thực tế thường kéo dài từ 01 - 02 năm). Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kèm theo hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo cho người nộp đơn về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Phá sản).

Khi nộp đủ các loại phí trên, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Theo đó, trong thời gian chưa có thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm với các khoản nợ của mình.

Chỉ sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu mở thủ tục phá sản thì các khách hàng này đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp sẽ có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với khoản thiệt hại do hợp đồng dịch vụ của họ đã bị đình chỉ (Điều 62 Luật Phá sản).

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán được phân công giải quyết phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Sau khi Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản thì mọi vấn đề liên quan đến thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp sẽ do Tòa án thực hiện.

Vì vậy, trước tiên, trong giai đoạn chưa có thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các chủ nợ, đối tác cần khẩn trương liên hệ với Công ty Onaclover để được hỗ trợ, giải quyết.

Sau đó, trường hợp Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì trong thời hạn 30 ngày, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để được giải quyết.

đòi nợ khi công ty tuyên bố phá sản

Phải làm gì để đòi nợ khi công ty tuyên bố phá sản? (Ảnh minh họa)

Quyền lợi khách hàng thanh toán sau cùng

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp được phân chia theo thứ tự sau:

  • Chi phí phá sản;

  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Như vậy, khoản nợ của khách hàng trả trước để đăng ký gói tập xếp ở thứ tự cuối cùng được thanh toán khi công ty phá sản.

Trong bài viết này, xin phép chỉ đề cập sơ qua vấn đề liên quan đến đòi nợ khi công ty yêu cầu mở thủ tục phá sản. Còn quyền lợi của người lao động làm việc tại công ty phá sản, bạn đọc vui lòng xem thêm:

>> Công ty phá sản do dịch Covid-19, nhân viên có được trả lương?

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.