Ông Phạm Minh Chính trở thành tân Thủ tướng Chính phủ

Tại tuần cuối của kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV, cụ thể, hôm nay - ngày 05/4/2021, Quốc hội tiến hành quy trình bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Bởi đây là lần đầu tiên nước ta có Thủ tướng Chính phủ được giới thiệu bầu Chủ tịch nước, do đó, ngày 02/4/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng, miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Phạm Minh Chính trở thành tân Thủ tướng Chính phủ
Ông Phạm Minh Chính trở thành tân Thủ tướng Chính phủ (Ảnh minh họa)

Trong chiều ngày 05/4/2021, Sau khi thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ tuyên thệ nhậm chức. Đồng thời, Chủ tịch nước mới sẽ trình danh sách đề cử nhân sự để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu, Quốc hội bầu ông Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi Nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ được thông qua thì ông Phạm Minh Chính sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Tiểu sử Ông Phạm Minh Chính trở thành tân Thủ tướng Chính phủ

Theo Điều 4 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước và là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước, có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí;

- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương;

- Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ…

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.

- Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…

- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, Luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên...

- Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, Ủy ban hoặc ban khi cần thiết...

- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chính phủ.

>> Chính thức: Ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.