Có đúng ôm, hôn F0 mới bị coi là F1?

Sau khi Bộ Y tế ban hành Công văn 11042 đưa ra định nghĩa mới về người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (gọi chung là F1), rất nhiều người cho rằng chỉ khi ôm, hôn F0 mới bị coi là F1. Vậy có đúng không?


Thực hư việc ôm hôn F0 bị coi là F1 thế nào?

Theo định nghĩa được điều chỉnh tại Công văn 11042, so với quy định cũ, ca nhiễm Covid-19 (gọi là F0) và F1 được xác định như sau:

Quy định cũ

Quy định hiện tại

- Tiếp xúc gần trong 02 mét hoặc cùng không gian kín: Nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí; cùng khoang trên xe/máy bay/tàu hỏa với F0:

- F0 có triệu chứng: Trong thời gian 03 ngày trước ngày F0 có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên mà bệnh nhân cảm nhận được cho (một trong các triệu chứng sau: mệt mỏi; chán ăn; đau người; gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng...) đến khi F0 được cách ly y tế

- F0 không có triệu chứng:

+ Xác định nguồn lây: Trong thời gian F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây cho đến khi được cách ly y tế.

+ Chưa xác định được nguồn lây: Trong 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế.

- Người tiếp xúc cơ thể trực tiếp như bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể... với F0.

- Đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp với F0 trong vòng 02 mét hoặc trong cùng không gian kín, hẹp với thời gian tối thiểu là 15 phút.

- Không đeo khẩu trang, có tiếp xúc, giao tiếp gần với F0 trong vòng 02 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám, điều trị F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân.

Theo bảng trên, có thể thấy, so với trước đây, hiện nay, việc xác định F1 sẽ ở phạm vi hẹp hơn, bao gồm 04 trường hợp nêu trên. Do đó, quan điểm chỉ có người ôm hôn F0 mới bị coi là F1 là không chính xác.

Bởi đây chỉ là một trong những trường hợp để xác định người tiếp xúc gần (F1) mà không phải là trường hợp duy nhất để xác định F1.

om hon f0 la f1


F1 tự cách ly tại nhà, cần lưu ý những gì?

Hướng dẫn tạm thời cách ly F1 tại nhà được ban hành kèm Công văn số 5599/BYT-MT là văn bản mới nhất, còn hiệu lực. Theo đó, khi F1 cách ly tại nhà thì cần lưu ý thực hiện các việc sau đây:

- Thực hiện nghiêm thời gian cách ly y tế tại nhà, cam kết với chính quyền địa phương.

- Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly tại nhà, không tiếp xúc với người trong gia đình và những người khác, động vật nuôi.

- Luôn thực hiện 5K, các biện pháp phòng, chống dịch; cài, bật và khai báo y tế hằng ngày trên các ứng dụng của Bộ Y tế trong suốt thời gian cách ly;

- Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe, cập nhật lên các phần mềm. Khi có biểu hiện ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế.

- Không dùng đồ vật chung với người khác: Bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt…

- Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định.

Đồng thời, người ở cùng nhà cũng phải ký cam kết với chính quyền về việc không tiếp xúc với F1, hạn chế ra ngoài, thực hiện 5K, báo ngay cho y tế nếu F1 tự ý rời khỏi nhà hoặc có các triệu chứng nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở…

Trên đây là giải đáp về việc có đúng ôm hôn F0 là F1 không. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa về F0, F1

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ Tết này, thu hết tiền lì xì của con bị phạt đến 30 triệu đồng?

Từ Tết này, thu hết tiền lì xì của con bị phạt đến 30 triệu đồng?

Từ Tết này, thu hết tiền lì xì của con bị phạt đến 30 triệu đồng?

Tết Nguyên đán năm 2022 đang đến gần, vấn đề giữ tiền lì xì của con lại một lần nữa nhận được nhiều quan tâm của các bậc phụ huynh và dư luận. Có thông tin có rằng, nếu cha mẹ giữ hết tiền lì xì của con trong dịp Tết này sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng. Vậy thực hư thông tin này thế nào?