Nước mắm nào đạt Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2018?

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5170:2018 thì sản phẩm nước mắm có 02 dạng là nước mắm nguyên chất (genuine fish sauce) và nước mắm (fish sauce).

Thành phần nước mắm đạt chuẩn quốc gia 2018

Nước mắm nguyên chất  là sản phẩm dạng dịch lỏng trong, thu được từ hỗn hợp của cá và muối (chượp chín) đã được lên men tự nhiên trong ít nhất 06 tháng và không sử dụng phụ gia thực phẩm.

Còn nước mắm là sản phẩm được chế biến từ nước mắm nguyên chất, có thể bổ sung nước muối, đường và phụ gia thực phẩm, có thể được điều chỉnh màu, điều chỉnh mùi; chỉ được sử dụng các phụ gia thực phẩm và mức giới hạn theo quy định.

Về các chỉ tiêu hóa học, các sản phẩm nước mắm phải đảm bảo các thông số theo bảng dưới đây:

Nước mắm nào đạt Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2018?

Các chỉ tiêu hóa học của nước mắm đạt chuẩn quốc gia (Ảnh minh họa)

Nước mắm đạt Tiêu chuẩn quốc gia phải đảm bảo có màu sắc từ nâu vàng đến nâu đậm, đặc trưng cho sản phẩm; trong, không vẩn đục, không lắng cặn ngoại trừ các tinh thể muối (có thể có); có mùi đặc trưng của sản phẩm nước mắm, không có mùi lạ; có vị ngọt của đạm cá thủy phân, có hậu vị, có vị mặn nhưng không mặn chát.

Nước mắm không được có tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường – là những vật chất không có nguồn gốc từ nguyên liệu cá và muối, bị lẫn trong sản phẩm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, dư lượng kim loại nặng và chỉ tiêu vi sinh vật trong sản phẩm nước mắm phải đảm bảo theo quy định hiện hành.

Bao gói, ghi nhãn, bảo quản nước mắm

Các sản phẩm nước mắm phải chứa trong các dụng cụ khô, sạch, có nắp đậy. Vật liệu làm dụng cụ chứa đựng phải đảm bảo an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm và sức khỏe của người sử dụng.

Sản phẩm nước mắm phải được bảo quản ở nơi sạch, tránh ánh nắng trực tiếp và được vận chuyển bằng các phương tiện sạch, hợp vệ sinh.

Khi ghi nhãn sản phẩm bao gói sẵn để bán lẻ, nhãn sản phẩm cần ghi tên sản phẩm là “Nước mắm nguyên chất” hoặc “Nước mắm”, có thể ghi kèm theo tên loài cá nếu chỉ sử dụng 01 loài cá trong chế biến nước mắm. Chỉ tiêu chất lượng chính phải ghi hàm lượng nitơ và hàm lượng nitơ axit amin.

Trường hợp ghi nhãn không dùng để bán lẻ, còn phải đảm bảo thông tin về: Tên sản phẩm, dấu hiệu để nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu và hướng dẫn bảo quản. Các thông tin này có thể được ghi bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo.

Tiêu chuẩn này thay thế Tiêu chuẩn TCVN 5107:2003.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật cần biết

Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật cần biết

Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật cần biết

Theo khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quyết định các hoạt động, hướng phát triển, kinh doanh của công ty, đại diện công ty ký kết giấy tờ, hợp đồng, thực hiện giao dịch và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có 04 nội dung chính là: (1) Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; (2) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 3) Vốn điều lệ; (4) Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật .