Nộp lại tiền nhận hối lộ có còn bị tử hình?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, có 18 trường hợp phạm tội bị trừng phạt bằng án tử hình, trong đó có Tội nhận hối lộ. Thế nhưng cũng chính Bộ luật này lại có quy định ngoại lệ để người nhận hối lộ có thể không còn bị tử hình.


Nhận hối lộ bao nhiêu thì sẽ bị tử hình?

Nhận hối lộ là một tội danh được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Theo đó, đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào về cho chính người đó hoặc cho người, tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vi phạm lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Vật dùng để đưa hối lộ có thể gồm tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất.

Đồng thời, Điều 354 nêu trên cũng quy định, tội nhận hối lộ có khung hình phạt cao nhất là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu nhận của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.

Căn cứ vào số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất nhận hối lộ và hậu quả của hành vi nhận hối lộ mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các mức phạt thấp hơn bao gồm:

- Bị phạt tù từ 02 - 07 năm: Nhận hối lộ là giá trị phi vật chất hoặc có giá trị từ 02 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng; dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Bị phạt tù từ 07 - 15 năm tù: Nhận hối lộ từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 01 tỷ đồng đến dưới 03 tỷ đồng…

- Bị phạt tù từ 15 - 20 năm tù: Nhận hối lộ từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại từ 03 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng…

Nộp lại tiền nhận hối lộ có còn bị tử hình

Sẽ được giảm án tử hình nếu nộp lại tiền nhận hối lộ? (Ảnh minh họa)

Nộp lại số tiền đã nhận hối lộ có còn bị tử hình?

Hình phạt tử hình là hình phạt đặc biệt, chỉ áp dụng với các người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc các nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, tham nhũng, ma túy…

Mặc dù đây là hình phạt nghiêm khắc nhất nhưng tại điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 lại quy định:

Không thi hành án tử hình với người bị kết án về tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Khi đó, hình phạt tử hình sẽ được chuyển thành tù chung thân.

Như vậy, căn cứ quy định trên, nếu người nào đã bị kết án với hình phạt cao nhất là tử hình sẽ được chuyển thành tù chung thân nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện:

- Đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ;

- Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng để phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

>> Phân biệt tội tham ô và nhận hối lộ

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sổ tay kế toán tháng 01/2020

Sổ tay kế toán tháng 01/2020

Sổ tay kế toán tháng 01/2020

Chỉ còn 10 ngày nữa là bước sang năm mới, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp năm mới có một sự khởi đầu thuận lợi, LuatVietnam xin gửi tới kế toán doanh nghiệp lịch nộp tờ khai thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn, tiền bảo hiểm trong tháng 01.