“Nổ” xin được việc vào công an, nhân viên quản lý trật tự đô thị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Giới thiệu bản thân có nhiều mối quan hệ, có thể xin việc vào ngành công an, hoặc các bệnh viện, Chinh đã chiếm đoạt hơn 700 triệu đồng của hai gia đình…

Nguyễn Quốc Chinh (57 tuổi, phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) vốn là nhân viên quản lý trật tự cảnh quan đô thị TP. Buôn Ma Thuột, không có nhiệm vụ, vai trò và chức năng trong việc tuyển dụng nhân sự vào làm việc theo diện biên chế thuộc cơ quan, tổ chức Nhà nước. Mặc dù vậy, Chinh vẫn giới thiệu với mọi người bản thân có nhiều mối quan hệ, có khả năng xin việc vào ngành công an hoặc các bệnh viện. Tin lời của Chinh, nhiều gia đình đã chuyển tiền nhờ Chinh xin việc cho con em mình.

Theo điều tra, từ tháng 02/2015 đến tháng 07/2016, Chinh đã nhận tổng cộng 720 triệu đồng của hai gia đình sống ở TP. Buôn Ma Thuột và huyện Krông Pắk đưa nhờ xin việc. Số tiền này Chinh dùng để tiêu xài cá nhân mà không xin việc như đã hứa.

Mới đây, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đã hoàn tất hồ sơ chuyển lên VKS, đề nghị truy tố Nguyễn Quốc Chinh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Hình ảnh minh họa
Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điều luật cũng quy định, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 02-07 năm khi phạm vào một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng. Phạt tù từ 07-15 năm đối với người phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.

Quay trở lại trường hợp của Nguyễn Quốc Chinh, đối tượng này lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 700 triệu đồng, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, sẽ cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt. Mức hình phạt cao nhất đối tượng Chinh phải đối mặt có thể lên tới 20 năm tù theo hướng dẫn tại tiết a, điểm 2.1, khoản 2 của Nghị quyết này.

Mức phạt trên chỉ mang tính chất tham khảo, để tìm hiểu thêm về những quy định liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu, bạn đọc có thể tham khảo những văn bản sau:

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số 37/2009/QH12 của Quốc hội

Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật hình sự năm 1999

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Những dịch vụ công nào được thực hiện qua VNeID?

VNeID là ứng dụng do Bộ Công an xây dựng, phát triển với nhiều tính năng, tiện ích cho người dùng khi thực hiện các thủ tục hành chính. Vậy những dịch vụ công nào được thực hiện qua VNeID?

Công ty có được giữ CCCD của người lao động?

Căn cước công dân (CCCD) là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân. Vậy trường hợp bị nơi làm việc giữ lại CCCD thì phải làm thế nào? Công ty có được giữ CCCD của người lao động?

Mẫu kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng [mới nhất]

Mẫu kế hoạch công việc là một dạng tài liệu giúp chúng ta sắp xếp, tổ chức các công việc cá nhân, quản lý công việc một cách hiệu quả và hợp lý. Mời bạn xem ngay mẫu kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng mới nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.