Những vật dụng được mang vào phòng thi THPT quốc gia 2018

Quy chế thi THPT quốc gia ban hành tại Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT quy định cụ thể về những vật dụng thí sinh được mang và không được mang vào phòng thi.

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ diễn ra từ ngày 25/6 – 27/6, như vậy, chỉ còn khoảng 1 tháng nữa, các thí sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng này. Một trong thông tin mà thí sinh cần biết trước khi kỳ thi diễn ra là những vật dụng được mang vào phòng thi THPT quốc gia 2018.

Thí sinh được mang vào phòng thi các vật dụng sau:

- Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính

- Máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ (Xem chi tiết các loại máy tính được mang vào phòng thi THPT quốc gia 2018 tại đây).

- Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lý (chỉ Atlat Địa lí do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì).

- Các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

Những vật dụng được mang vào phòng thi THPT quốc gia 2018 (Ảnh minh họa)

Thí sinh không được mang vào phòng thi các vật dụng sau:

- Vũ  khí, chất gây nổ, gây cháy;

- Đồ uống có cồn;

- Giấy than, bút xóa;

- Tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

Cũng theo Quy chế thi THPT quốc gia, cán bộ coi thi sẽ kiểm tra các vật dụng thí sinh mang theo phòng thi. Nếu phát hiện thí sinh mang vật dụng trái phép vào phòng thi thì thí sinh đó sẽ lập biên bản, thu tang vật và báo cáo Trưởng Điểm thi ra quyết định đình chỉ thi.

Xem thêm:

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có gì mới?

“Tiết lộ” về đề thi THPT quốc gia 2018

Viết sai Phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2018 phải làm sao?

 Hướng dẫn đăng nhập phần mềm thi THPT quốc gia 2018

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.