Những ưu tiên dành cho doanh nghiệp dưới 10 lao động

Doanh nghiệp quy mô nhỏ hiện nay tương đối phổ biến và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp chỉ có dưới 10 người lao động sẽ được hưởng những ưu tiên gì?


1. Không phải đăng ký nội quy lao động

Điều 119 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 quy định doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

Doanh nghiệp dưới 10 người lao động không cần ban hành nội quy lao động bằng văn bản; doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận các nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và ghi trong hợp đồng lao động để thực hiện.

Đáng chú ý, khoản 4 Điều 10 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH cũng quy định doanh nghiệp có dưới 10 lao động không phải đăng ký nội quy lao động.

Xem thêm: Một vài lưu ý khi xây dựng, đăng ký nội quy lao động


2. Không cần tổ chức hội nghị người lao động

Khoản 1 Điều 14 Nghị định 60/2013/NĐ-CP quy định doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên phải tổ chức hội nghị người lao động. Hội nghị này được tổ chức 12 tháng một lần và thảo luận về các nội dung: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc…

Theo đó, doanh nghiệp có dưới 10 lao động được miễn tổ chức hội nghị người lao động.

Doanh nghiệp dưới 10 lao động được hưởng nhiều ưu tiên (Ảnh minh họa)


3. Được áp dụng thủ tục về thuế và kế toán đơn giản

Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, nếu doanh nghiệp có dưới 10 lao động tham gia BHXH sẽ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản.

Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 133/2016/TT-BTC, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nêu trên được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần, được điều chỉnh sai sót trong báo cáo tài chính của các kỳ trước vào kỳ phát hiện sai sót…

Tuy nhiên, để được áp dụng thủ tục về thuế và kế toán đơn giản, các doanh nghiệp trên còn phải đáp ứng thêm tiêu chí: Doanh thu tối đa 3 tỷ đồng hoặc nguồn vốn tối đa 3 tỷ đồng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng; doanh thu tối đa 10 tỷ đồng hoặc tổng vốn tối đa 3 tỷ đồng đối với doanh nghiệp lĩnh vực thương mại, dịch vụ.


4. Được miễn thủ tục gửi thang, bảng lương

Nội dung này nằm trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP. Cụ thể, theo dự thảo này, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt trụ sở.

Cũng liên quan đến thang lương, bảng lương của doanh nghiệp, theo Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương, sắp tới Nhà nước sẽ không can thiệp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp; theo đó, các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương đang áp dụng hiện nay có thể sẽ bị bãi bỏ.

Xem thêm:

Ưu đãi đặc biệt dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ bắt buộc phải có kế toán trưởng không?

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Ngày 22/11/2024 vừa qua, LuatVietnam đã tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến về chủ đề: "Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP” với sự tham gia của Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại, Giảng viên Đại học Luật Hà Nội.

Phát hành trái phiếu ra quốc tế phải công bố thông tin gì?

Thông tư 76/2024/TT-BTC đã ban hành các quy định chi tiết về chế độ công bố thông tin chào bán, giao dịch trái phiếu. Vậy doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra quốc tế cần công bố những thông tin gì? Cùng Luật Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này.