Những trường hợp bị thu hồi đất năm 2025

Hiện nay, Nhà nước được thu hồi đất của người dân trong một số trường hợp nhất định. Vậy khi nào Nhà nước tiến hành thu hồi đất của người dân và pháp luật có quy định rõ về những trường hợp bị thu hồi đất? Dưới đây quy định thu hồi đất theo pháp luật hiện hành.

1. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

Trường hợp bị thu hồi đất
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Ảnh minh họa)

Theo Điều 78 Luật Đất đai 2024, Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh khi:

- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

- Làm căn cứ quân sự;

- Làm công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

- Làm ga, cảng, công trình thông tin quân sự, an ninh;

- Làm công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

- Làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

- Làm cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng, nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Làm nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Làm cơ sở giam giữ;  cơ sở tạm giam, tạm giữ; cơ sở giáo dục  bắt buộc; trường giáo dưỡng và khu lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý

2. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội

Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Qua đó, nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.

Cụ thể, Điều luật này liệt kê đến 32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

3. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định 08 hành vi vi phạm pháp luật đất đai sẽ bị Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể:

- Sử dụng đất không đúng mục đích và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà tiếp tục vi phạm;

- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà tiếp tục vi phạm;

- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như không nộp tiền sử dụng đất, không nộp thuế…;

- Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục (ví dụ như lúa, ngô...); đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án, trừ trường hợp do bất khả kháng.

4. Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật

Trường hợp bị thu hồi đất
Thu hồi đất do người dân tự nguyện trả lại đất (Ảnh minh họa)

Ngoài 03 nhóm trường hợp trên, Điều 82 Luật Đất đai 2024 còn quy định Nhà nước sẽ thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng. Cụ thể:

- Do chấm dứt theo pháp luật:

  • Tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất bị giải thể, phá sản, hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định;

  • Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản theo quy định pháp luật về dân sự;

  • Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

  • Thu hồi đất trong trường hợp chấm dứt dự án đầu tư;

  • Thu hồi đất trong trường hợp đã bị thu hồi rừng.

  • Thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng.

- Do đất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hoặc không còn khả năng tiếp tục sử dụng:

  • Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất khác trong khu vực bị ô nhiễm môi trường không còn khả năng tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định;

  • Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người, đất khác bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng.

- Cá nhân là người dân tộc thiểu số được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà không có người thừa kế thuộc hàng thừa kế hoặc chuyển khỏi địa bàn cấp tỉnh nơi có đất đến nơi khác sinh sống hoặc không còn nhu cầu sử dụng mà không tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người thuộc hàng thừa kế.

- Thu hồi đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng:

  • Tổ chức việc thu hồi đất để giao UBND cấp huyện nơi có đất quản lý phần diện tích đất của các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương không thuộc trường hợp được cấp Sổ phần diện tích đất công ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục sử dụng theo phương án đã được phê duyệt;

  • Thu hồi phần diện tích giữ lại theo phương án đã được phê duyệt nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho thuê, mượn, giao khoán, khoán trắng cho người khác trái luật để quản lý căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của địa phương, tình hình của các công ty nông, lâm nghiệp.

Như vậy, trên đây là 04 trường hợp bị thu hồi đất theo quy định. Khi Nhà nước thu hồi hồi đất thì sẽ ban hành quyết định thu hồi đất; người sử dụng đất có nghĩa vụ tuân thủ quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.