Những thuật ngữ cần biết khi làm việc với ngân hàng

Ai cũng từng một lần đặt chân đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền. Khi làm việc với ngân hàng, có một số thuật ngữ cần biết để đảm bảo quyền lợi cũng như hiểu hết về nghĩa vụ của mình.


Thuật ngữ cần biết khi vay tiền

Căn cứ Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi làm thủ tục vay tiền của ngân hàng, khách hàng cần hiểu về một số thuật ngữ sau:

- Giải ngân: Là hành động của ngân hàng chuyển tiền cho khách hàng.

- Thời hạn cho vay: Là thời gian tính từ ngày tiếp theo của ngày giải ngân đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và lãi theo thỏa thuận. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.

- Kỳ hạn trả nợ: Là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, khách hàng phải một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay cho ngân hàng.

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Là việc ngân hàng đồng ý kéo dài thêm một khoảng thời gian trong kỳ hạn trả nợ nhưng không thay đổi thời hạn cho vay.

- Gia hạn nợ: Là việc ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận.

- Đáo hạn: Là thời điểm khách hàng phải trả lại vốn vay cho ngân hàng.

Những thuật ngữ cần biết khi làm việc với ngân hàng

Những thuật ngữ cần biết khi làm việc với ngân hàng (Ảnh minh họa)


Thuật ngữ cần biết khi gửi tiền tiết kiệm

Căn cứ Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN, có một số thuật ngữ cần biết khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng như:

- Người gửi tiền: Là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.

- Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm: Là người đứng tên trên Sổ tiết kiệm. Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm có thể là người gửi tiền, hoặc không.

- Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm: Là có 02 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên Sổ tiết kiệm.

- Tiền gửi không kỳ hạn: Là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào mà không cần báo trước. Với hình thức này, lãi suất tiền gửi thường rất thấp.

- Tiền gửi có kỳ hạn: Là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn gửi nhất định, có thể là 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng, 24 tháng… Với hình thức này, kỳ hạn gửi càng dài thì lãi suất càng cao. Nếu khách hàng rút trước hạn thì lãi suất tính bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Là tỷ lệ phần trăm (%) được tính bằng số tiền lãi trên số tiền gửi tiết kiệm ban đầu mà ngân hàng trả cho người gửi.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định 2173/QĐ-NHNN, mức lãi suất tiền gửi bằng VNĐ hiện nay tối đa là 1%/năm với tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn dưới 01 tháng; 5,5%/năm với tiền gửi kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng; với tiền gửi kỳ hạn từ 06 tháng trở lên, các ngân hàng được tự quyết định.


Thuật ngữ cần biết khi mở thẻ ngân hàng

Căn cứ Thông tư 19/2016/TT-NHNN, các thuật ngữ về thẻ ngân hàng cần biết gồm có:

- Thẻ ghi nợ (debit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ được thưc hiện giao dịch trong phạm vi số thẻ trong phạm vi số tiền có trong thẻ.

- Thẻ tín dụng (credit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ được thực hiện giao dịch trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng.

- Thẻ trả trước (prepaid card): Là thẻ cho phép chủ thẻ được thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho ngân hàng.

Xem thêm:

 2 trường hợp ngân hàng được cung cấp thông tin khách hàng

Dùng 1 chiếc thẻ ATM phải chịu bao nhiêu loại phí?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.