[Tổng hợp] Quyền lợi đặc biệt dành cho bố mẹ vợ công an

Pháp luật hiện hành đã có những quy định về quyền lợi đặc biệt đối với thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an nhân dân, trong đó có bố mẹ vợ công an. Dưới đây là tổng hợp quyền lợi dành cho bố mẹ vợ công an.

 

1. Bố mẹ vợ có được coi là thân nhân của công an không?

Bố mẹ vợ được liệt kê là một trong những thân nhân của người làm việc trong công an nhân dân tại các quy định sau đây:

- Theo Điều 2 Nghị định 05/2016/NĐ-CP liệt kê những đối tượng là thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an nhân dân gồm: Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ/chồng, vợ/chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp của những người này.

- Tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Chính phủ cũng liệt kê thân nhân của sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân gồm:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;

b) Vợ hoặc chồng;

c) Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.

2. Quyền lợi dành cho bố mẹ vợ công an gồm những gì?

Dưới đây, LuatVietnam liệt kê chế độ, quyền lợi dành cho bố mẹ vợ công an theo quy định hiện hành gồm:

2.1 Được Nhà nước mua bảo hiểm y tế

Nội dung này được quy định tại Điều 39 Luật Công an nhân nhân năm 2018. Cụ thể, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên và học sinh Công an nhân dân không có chế độ bảo hiểm y tế sẽ được mua bảo hiểm y tế, được khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Đồng thời,  Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 và khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định các đối tượng nêu trên thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế.

Đối tượng này theo điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2019/TT-BCA được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm y tế áp dụng cho các đối tượng này hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở trong đó kinh phí đóng bảo hiểm y tế sẽ do ngân sách Nhà nước đảm bảo (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 57/2019/TT-BCA).

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng này sẽ là 810.000 đồng.

Tổng hợp quyền lợi dành cho bố mẹ vợ công an
Tổng hợp quyền lợi dành cho bố mẹ vợ công an (Ảnh minh hoạ)

2.2 Được trợ cấp khi khó khăn đột xuất

Ngoài việc được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, bố mẹ vợ của hạ sĩ quan, chiến sĩ công an cũng thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định của Điều 3 Nghị định 05/2016/NĐ-CP.

Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

- Bố mẹ vợ của chiến sĩ công an bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện trở lên: 500.000 đồng/suất/lần;

- Gia đình bị tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở sập, trôi, cháy hoặc di dời chỗ ở: 03 triệu đồng/suất/lần;

Lưu ý: Hai chế độ này không được thực hiện quá 02 lần/năm với một đối tượng.

- Bố mẹ vợ của chiến sĩ công an từ trần, mất tích: 02 triệu đồng/suất.

Để được hưởng trợ cấp, chiến sĩ công an thực hiện theo thủ tục sau đây:

Hồ sơ

- Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất được ban hành kèm theo phụ lục tại Nghị định 05 này.

- Căn cứ vào từng trường hợp được trợ cấp, chiến sĩ công an phải nộp kèm theo Bản khai nêu trên một trong các loại giấy tờ sau đây: Giấy ra viện/giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên. Trong đó, bệnh viện này là nơi bố mẹ vợ của công an đang điều trị.

- Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu gia đình bố mẹ vợ công an bị tai nạn, hoả hoạn, thiên tai khiến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở.

Trong đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận trong thời hạn 07 ngày với trường hợp này.

-  Giấy chứng tử/giấy xác nhận nhân thân hạ sĩ quan, chiến sĩ mất tích của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Nơi nhận hồ sơ

Đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ cấp tiểu đoàn/cấp phòng, quận, huyện… trở lên. Đơn vị này tiếp nhận bản khai cùng các giấy tờ khác do chiến sĩ, hạ sĩ quan công an nộp.

Đây cũng là đơn vị thực hiện chi trả chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất cho hạ sĩ quan, chiến sĩ khi có quyết định chi trả trợ cấp.

Thời gian giải quyết

Đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ phải tổng hợp, kiểm tra, đề nghị cấp trên (cấp Cục, công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trại giam và tương đương thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự, hỗ trợ tư pháp, cấp Trung đoàn thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) xem xét, quyết định trợ cấp tron thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Sau đó, cơ quan được đề nghị phải hoàn thành việc xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của cơ quan cấp dưới. Nếu không đủ điều kiện hưởng thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao từ chối.

Những quyền lợi nêu trên không chỉ áp dụng đối với bố mẹ vợ công an mà còn áp dụng đối với các đối tượng thân nhân khác, trong đó có: Bố đẻ, mẹ đẻ; bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của chiến sĩ công an.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ thông tin về quyền lợi dành cho bố mẹ vợ công an. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?