Không có biển cảnh báo đề phòng tai nạn trên công trường xây dựng, phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng; Xây dựng nhà ở để vương vãi vật liệu xây dựng ra xung quanh bị phạt đến 01 triệu đồng… là những quy định xử phạt dân xây dựng cần biết.
Thời gian qua, trên địa bàn các địa phương, các công trình xây dựng “mọc lên như nấm”. Bên cạnh việc gia tăng số lượng các công trình xây dựng là số lượng các vụ vi phạm liên quan. Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Nghị định này sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 15/01/2018 tới đây.
Dưới đây là một số quy định xử phạt dân xây dựng cần biết:
- Không thông báo về thời điểm khởi công xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng (khoản 1 Điều 14).
- Xây dựng nhà ở riêng lẻ không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 15).
- Xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ tại đô thị sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 15).
- Tổ chức xây dựng công trình gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng: Phạt từ 03 - 05 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở tại nông thôn; hoặc 15 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở tại đô thị (điểm a, b khoản 3 Điều 15).
- Xây dựng nhà ở tại đô thị sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới: Phạt tiền 10 - 20 triệu đồng (điểm a khoản 4 Điều 15).
- Xây dựng nhà ở trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa không có giấy phép xây dựng: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 15).
- Xây dựng nhà ở tại đô thị không có giấy phép xây dựng: Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (điểm b khoản 5 Điều 15).
- Xây dựng lấn chiếm diện tích của tổ chức, cá nhân khác hoặc khu công cộng, khu vực sử dụng chung: Phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng (điểm đ khoản 7 Điều 15).
- Xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống: Phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng (điểm d khoản 7 Điều 15).
Hình ảnh minh họa
- Không lắp đặt biển báo tại công trường xây dựng: Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 16).
- Không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 16).
- Không mua bảo hiểm công trình theo quy định: Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng (điểm e khoản 4 Điều 16).
- Không có sổ nhật ký an toàn lao động hoặc sổ nhật ký không ghi chép đầy đủ: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (khoản 1 Điều 31).
- Không có nhật ký thi công hoặc nhật ký thi công lập không đúng quy định: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 32).
- Sử dụng người lao động không có thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động trên công trường theo quy định: Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 31).
- Không có biển cảnh báo đề phòng tai nạn trên công trường xây dựng: Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (điểm d khoản 2 Điều 31).
Để tìm hiểu thêm về các quy định khác, bạn đọc tham khảo: