Những người không có tên trong di chúc, vẫn được hưởng thừa kế
Bộ luật Dân sự quy định, ai cũng có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. Trong đó, có những người dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế.
Những người hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc
Theo Bộ luật Dân sự 2015, nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, tài sản của người đó sẽ được chia theo di chúc; nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ thì chia theo pháp luật.
Tuy vậy, Điều 644 của Bộ luật này quy định có 06 nhóm đối tượng được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, gồm:
- Con chưa thành niên của người để lại di sản;
- Cha của người để lại di sản;
- Mẹ của người để lại di sản;
- Vợ của người để lại di sản;
- Chồng của người để lại di sản;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.
Theo đó, cho dù những người trên không có tên trong di chúc, nhưng vì mối quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng gắn bó với người mất mà pháp luật quy định những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Có một số người được hưởng thừa kế, không phụ thuộc nội dung di chúc (Ảnh minh họa)
Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc di chúc
Cũng tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, những người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
Tương tự, trường hợp người để lại di chúc chỉ cho họ hưởng di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì những đối tượng này vẫn được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với những người thuộc đối tượng nêu trên nhưng từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế (Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…).
Trên đây là quy định về những người không có tên trong di chúc, vẫn được hưởng thừa kế. Quý khách hàng quan tâm các thông tin liên quan đến vấn đề thừa kế có thể tham khảo tại đây.
Xem thêm:
Những điểm đáng chú ý của Bộ luật Dân sự 2015
Mẫu di chúc chuẩn và hướng dẫn chi tiết cách viết
LuatVietnam
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Cách chia thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại 2020 mới nhất (28/10/2020 08:00)
- 2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất (11/08/2020 09:06)
- Sổ tiết kiệm ngân hàng được chia thừa kế thế nào? (15/07/2020 10:00)
- Phân biệt nhận thừa kế và nhận tặng cho tài sản chi tiết nhất (01/07/2020 10:00)
- Có di chúc có được chia thừa kế theo pháp luật không? (22/06/2020 15:30)
- Tại sao lại ưu tiên chia di sản thừa kế theo di chúc? (17/06/2020 15:30)
- Chi tiết cách chia thừa kế theo pháp luật mới nhất (11/06/2020 15:30)
- Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất (05/06/2020 15:56)
- Video: Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng tư vấn chủ đề 'Thừa kế' (02/06/2020 10:30)
- Những ai đương nhiên được hưởng thừa kế? (28/05/2020 15:30)
- Dán decal trang trí cho ô tô, xe máy có bị phạt không? (25/01/2021 19:30)
- Lập "group anti" người nổi tiếng bị xử lý thế nào? (25/01/2021 16:00)
- Phân biệt trụ sở chính và địa điểm kinh doanh (25/01/2021 15:00)
- Cập nhật văn bản hướng dẫn bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp (25/01/2021 14:00)
- Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh? (25/01/2021 10:00)
- Những điều cán bộ, công chức không được làm trong dịp Tết 2021 (25/01/2021 09:00)
- Cảnh sát giao thông có được dừng xe trên cao tốc? (13/11/2018 10:29)
- Chồng muốn nhận con riêng có cần hỏi ý kiến của vợ? (13/11/2018 08:30)
- Nghỉ ốm có bị trừ phép năm? (13/11/2018 07:30)
- Cập nhật: Bảng lương cơ sở năm 2019 (12/11/2018 15:08)
- “Cắt khẩu” khi ly hôn: Dễ hay khó? (12/11/2018 14:45)