10+ ngành học không lo thất nghiệp trong tương lai

Theo thống kê, mỗi năm có hàng nghìn, chục nghìn sinh viên ra trường nhưng không có việc làm. Con số này đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Vậy ngành học không lo thất nghiệp trong tương lai là gì?


Ngành học nào không lo thất nghiệp trong tương lai?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp, trong số đó phải kể đến nguyên nhân đào tạo tràn lan dẫn đến dư thừa lao động. Trong khi nhiều ngành, nghề có dấu hiệu dư thừa thì không ít ngành, nghề khác lại đang “khát” nhân lực.

Những ngành học không lo thất nghiệp trong tương lai
Những ngành học không lo thất nghiệp trong tương lai (Hình minh họa)

Theo đó, ngày 29/12/2017, Thông tư số 37/2017/TT-BLĐTBXH về danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.

Tại Văn bản này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra rất nhiều ngành, nghề xã hội đang có nhu cầu nhưng khó tuyển sinh. Bởi vậy, nếu học những ngành, nghề này có thể sẽ không lo thất nghiệp trong tương lai.

Danh mục ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu thuộc các lĩnh vực: Nghệ thuật; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Kiến trúc và xây dựng; Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Môi trường và bảo vệ môi trường. Cụ thể:

STT

Lĩnh vực

Ngành học

1

Nghệ thuật

- Mỹ thuật (Kỹ thuật điêu khắc gỗ, Điêu khắc);

- Nghệ thuật trình diễn (Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, dân ca, chèo, tuồng, cải lương, dân ca quan họ…);

- Mỹ thuật ứng dụng (Kỹ thuật sơn mài và khảm trai);

- Công nghệ kỹ thuật (Công nghệ kỹ thuật cơ khí, đóng mới thân tàu biển).

2

Công nghệ kỹ thuật

- Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển);

- Công nghệ sản xuất (từ cao su hoặc chế biến mủ cao su);

- Công nghệ kỹ thuật mỏ (mỏ hầm lò, mỏ lộ thiên);

3

Kỹ thuật

- Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật (Gia công và lắp dựng kết cấu thép; Rèn, dập, Vận hành máy đóng cọc và khoan cọc nhồi);

- Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường (Xử lý nước thải công nghiệp, Cấp, thoát nước);

4

Kiến trúc và xây dựng

Xây dựng cầu đường; Cốp pha - giàn giáo; Cốt thép - hàn; Nề - Hoàn thiện…

5

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Lâm nghiệp, kiểm lâm, thuỷ sản, kiểm ngư

6

Môi trường và bảo vệ môi trường

Quản lý tài nguyên và môi trường (Bảo vệ môi trường công nghiệp, xử lý rác thải).

Danh mục nêu trên là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có đào tạo những ngành, nghề này.

Đồng thời, dựa trên danh sách các nhóm ngành, nghề xã hội có nhu cầu nhưng khó tuyển sinh, học sinh và phụ huynh có thể lựa chọn ngành học phù hợp mà không lo thất nghiệp khi ra trường.

Ngoài ra, cũng theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những ngành, nghề đào tạo mới khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu sử dụng lao động cao, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bổ sung, điều chỉnh.

Mặc dù đều là ngành học mà xã hội có nhu cầu nhưng lại khó tuyển sinh
Mặc dù đều là ngành học mà xã hội có nhu cầu nhưng lại khó tuyển sinh (Ảnh minh hoạ)

Thất nghiệp có được hỗ trợ gì không?

Khi người lao động đã có việc làm, được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đây được coi là chế độ bù đắp một phần thu nhập kh mất việc làm của người lao động.

Theo Điều 49 Luật Việc làm, người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đã chấm dứt hợp đồng lao động; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được nêu tại Điều 50 Luật Việc làm bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Lưu ý: Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 12 tháng.

Xem chi tiết: Bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

Trên đây là một số phân tích về: Ngành học không lo thất nghiệp trong tương lai. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục