5 lưu ý quan trọng khi ký hợp đồng thuê giúp việc
Giúp việc gia đình là công việc khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên với tính chất nhỏ lẻ trong nội bộ gia đình mà không nhiều người quan tâm đến hợp đồng. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin cần lưu ý không nên bỏ qua đối với hợp đồng lao động giúp việc gia đình.
Hợp đồng thuê giúp việc gia đình (Ảnh minh họa)
1 - Bắt buộc phải giao kết bằng văn bản
Không như một số công việc có thể giao kết bằng lời nói hay hành vi, khoản 1 Điều 180 Bộ luật Lao động hiện nay năm 2012 quy định rõ người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với giúp việc gia đình.
Người ký kết là một trong những người được quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, cụ thể:
* Về phía người sử dụng lao động:
a) Chủ hộ;
b) Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp;
c) Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyền hợp pháp.
* Về phía người lao động giúp việc gia đình:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Lưu ý: Trường hợp gia đình có thuê mướn, sử dụng nhiều lao động là người giúp việc gia đình thì chủ sử dụng phải ký kết hợp đồng lao động với từng người.
2 - Những nội dung phải có trong hợp đồng thuê giúp việc
Theo Điều 7 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động đối với giúp việc gia đình bao gồm:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
g) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
h) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
i) Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có);
j) Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn;
k) Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có);
l) Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động;
m) Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên.
Công việc trong hợp đồng thuê giúp việc gia đình (Ảnh minh họa)
3 - Không bắt buộc phải thử việc
Điều 8 Nghị định 27/2014/NĐ-CP không bắt buộc công việc giúp việc gia đình phải thử việc, tuy nhiên chủ sử dụng và người lao động vẫn có thể thỏa thuận trong hợp đồng về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời gian thử việc.
Thời gian thử việc tối đa không quá 06 ngày làm việc.
4 - Chỉ được tạm hoãn hợp đồng trong một số ít trường hợp
Theo Điều 9 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, người sử dụng lao động và lao động giúp việc gia đình chỉ có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong 02 trường hợp:
a) Lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
b) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
5 - Đơn phương chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ thời gian báo trước
Mỗi bên tham gia quan hệ lao động giúp việc gia đình đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
Xem thêm Điều 11, Điều 12 Nghị định 27/2014/NĐ-CP.
Để đảm bảo quyền lợi cho mình, mỗi gia đình cũng như người lao động giúp việc gia đình không nên xem nhẹ hợp đồng lao động, bởi đây là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Xem thêm:
Thuê 1 người giúp việc, 10 điều cần phải biết
Các khoản phải lo khi giúp việc gia đình bị tai nạn lao động
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Mới: Đã có hướng dẫn về nội dung hợp đồng lao động từ 2021 (07/01/2021 11:26)
- Thay đổi khái niệm "Hợp đồng lao động" từ 01/01/2021 (28/12/2020 11:40)
- 11 quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động từ 2021 (24/12/2020 13:00)
- Từ 2021, thêm trường hợp được xác định là hợp đồng lao động (03/12/2020 08:00)
- Quy định mới khi ký hợp đồng lao động bằng lời nói từ 2021 (17/11/2020 08:00)
- 4 trường hợp ký HĐLĐ xác định thời hạn nhiều lần từ 2021 (12/11/2020 08:00)
- Mẫu Hợp đồng lao động cập nhật mới nhất 2021 (29/10/2020 09:00)
- Từ 2021, doanh nghiệp có cần báo trước ngày hết hạn hợp đồng? (26/10/2020 10:00)
- Đề xuất mới về nội dung phải có trong hợp đồng lao động từ 2021 (07/10/2020 13:50)
- 10 điểm mới về hợp đồng lao động từ năm 2021 (02/10/2020 15:00)
- Dán decal trang trí cho ô tô, xe máy có bị phạt không? (25/01/2021 19:30)
- Lập "group anti" người nổi tiếng bị xử lý thế nào? (25/01/2021 16:00)
- Phân biệt trụ sở chính và địa điểm kinh doanh (25/01/2021 15:00)
- Cập nhật văn bản hướng dẫn bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp (25/01/2021 14:00)
- Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh? (25/01/2021 10:00)
- Những điều cán bộ, công chức không được làm trong dịp Tết 2021 (25/01/2021 09:00)
- Trốn nghĩa vụ quân sự và những “cái kết đắng” (11/02/2019 14:12)
- Cách dùng ký nháy, ký chính thức (11/02/2019 13:08)
- Quy định về miễn trách nhiệm hình sự mới nhất (11/02/2019 11:29)
- 7 trường hợp không được cấp Sổ đỏ (11/02/2019 10:45)
- Các khoản phải lo khi giúp việc gia đình bị tai nạn lao động (10/02/2019 14:00)