Tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm gồm những gì?

Để phòng chống tham nhũng, cán bộ, công chức, viên chức phải kê khai tài sản một cách minh bạch. Dưới đây là những loại tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm:

 

Tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm gồm những gì?

Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ, các loại tài sản, thu nhập phải kê khai gồm:

a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Đồng thời, Điều 33 Luật này cũng nêu rõ, những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động tài sản, thu nhập của không chỉ mình mà còn cả của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên.

Khi kê khai thì phải thực hiện một cách trung thực, giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm cũng phải trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập của mình.

Cụ thể, chi tiết về các loại tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm Nghị định 130/2020/NĐ-CP gồm:

- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng: Gồm quyền sử dụng thực tế với đất ở hoặc các loại đất khác, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất, vật kiến trúc khác gắn liền với đất.

Trong đó, với loại tài sản này, người kê khai phải liệt kê theo thực tế, có căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở với các nội dung:

- Địa chỉ phải ghi rõ ràng, cụ thể từ số nhà (nếu có), ngõ, ngạch, thôn, xã, huyện, tỉnh…

- Loại đất, loại nhà.

- Diện tích ghi theo diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đo được từ thực tế (nếu chưa có giấy chứng nhận).

- Giá trị được tính bằng tiền Việt Nam. Trong đó:

  • Đất, nhà được mua bằng hợp đồng mua bán thì ghi giá trị theo giá mua bán thực tế giữa các bên;
  • Nhà, đất tự xây thì phải ghi giá trị từ việc xây dựng, tôn tạo… tại thời điểm hình thành tài sản;
  • Là tài sản nhận thừa kế, tặng cho… thì ghi giá thị trường tại thời điểm nhận thừa kế, tặng cho…

- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác - mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên:

  • Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi…
  • Vàng, bạc, đá quý…
  • Ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền…
  • Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp.
  • Tài sản khác: Đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bàn ghế, tranh, cây cảnh, ảnh…

Lưu ý: Với mỗi loại tài sản này đều phải có giá trị từ 50 triệu đồng/tài sản trở lên thì cán bộ đều phải kê khai.

- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài: Ghi rõ số tài khoản, tài sản của người đó ở nước ngoài.

- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai: Trong quá trình công tác, ngoài lần kê khai lần đầu áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức thì nếu cán bộ có biến động về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên thì sẽ phải thực hiện kê khai lại, kê khai bổ sung.

Đồng thời, một số đối tượng sẽ phải thực hiện kê khai hằng năm và hoàn thành trước ngày 31/12 của năm kê khai. Không chỉ vậy, một số trường hợp phải kê khai phục vụ công tác cán bộ khi được dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm, cử giữ chức vụ khác.

Do đó, nếu có biến động về thu nhập giữa hai lần kê khai này, cán bộ cũng phải liệt kê trong biên bản kê khai tài sản hàng năm của mình.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu kê khai tài sản thu nhập theo Nghị định 130 và hướng dẫn điền

tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm
Có 4 loại tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm (Ảnh minh hoạ)

Cán bộ, công chức nào phải kê khai tài sản?

Hiện nay, có 04 hình thức kê khai tài sản là kê khai lần đầu, kê khai hằng năm và kê khai bổ sung và kê khai phục vụ công tác cán bộ. Do đó, với mỗi hình thức khác nhau sẽ áp dụng với các đối tượng khác nhau.

Căn cứ Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng, các đối tượng phải thực hiện kê khai gồm:

Hình thức kê khai

Đối tượng phải kê khai

Kê khai lần đầu

Người đang hoặc lần đầu giữ các vị trí công tác sau đây:

- Cán bộ, công chức.

- Sĩ quan công an, quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

- Người giữ chức vụ Phó Trưởng phòng trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp 100% vốn điều lệ của Nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Kê khai hằng năm

- Người giữ chức vụ Giám đốc Sở trở lên.

- Người không giữ chức vụ Giám đốc Sở trở lên làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, đầu tư công, tài sản công hoặc trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc của cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân khác:

  • Chấp hành viên;
  • Điều tra viên;
  • Kế toán viên;
  • Kiểm lâm viên;
  • Kiểm sát viên;
  • Kiểm soát viên ngân hàng;
  • Kiểm soát viên thị trường;
  • Kiểm toán viên;
  • Kiểm tra viên của Đảng;
  • Kiểm tra viên hải quan;
  • Kiểm tra viên thuế;
  • Thanh tra viên;
  • Thẩm phán.
  • Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó Trưởng phòng trở lên công tác trong lĩnh vực: Thi nâng ngạch công chức, tuyển dụng công chức, viên chức; quản lý người nộp thuế; thu thuế; xử lý công nợ; thanh toán BHXH, BHYT; quản lý thị trường; đăng kiểm; đấu thầu; quản lý ODA…
  • Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Kê khai bổ sung

Khi có biến động về tài sản, thu nhập từ 300 triệu - đồng/năm trở lên.

Kê khai phục vụ công tác cán bộ

- Người phải kê khai lần đầu được dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác.

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026. 

Infographic: Mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú từ 05/02/2023

Infographic: Mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú từ 05/02/2023

Infographic: Mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú từ 05/02/2023

Theo Thông tư 75/2022/TT-BTC, từ ngày 05/02/2023, mức lệ phí đăng ký cư trú và các đối tượng được miễn lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú sẽ có sự thay đổi. Cùng theo dõi bài viết sau của LuatVietnam để hiểu rõ hơn mức lệ phí đăng ký cư trú mới nhất.