Những hoạt động du lịch có thể gây chết người

Những sản phẩm du lịch có kết hợp các hoạt động du lịch như: Bay dù lượn, khinh khí cầu, nhảy dù, leo núi, đu dây vượt thác… có thể gây chết người hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của du khách.

Theo các hãng lữ hành, mùa hè là thời điểm du lịch bước vào mùa cao điểm. Trong thời gian này, lượng khách đổ về các địa điểm du lịch sẽ tăng cao.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo, thuận lợi để phát triển nhiều sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, du lịch văn hóa…

Trong những năm gần đây, bên cạnh hình thức du lịch nghỉ dưỡng; tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, thì du lịch mạo hiểm cũng là một trong những hình thức du lịch được ưa chuộng. Nhiều địa điểm du lịch đã tổ chức, lồng ghép các hoạt động du lịch mạo hiểm để thu hút thêm nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, đúng như tên gọi, các hoạt động này có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân du khách tham gia trải nghiệm.

Những hoạt động du lịch có thể gây chết người

Những hoạt động du lịch nào có thể gây chết người? (Ảnh minh họa: Internet)

Vậy những hoạt động du lịch nào có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của du khách?

Tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP, Chính phủ đã đề cập đến các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của du khách cũng như các biện pháp để bảo đảm an toàn cho du khách.

Theo đó, các hoạt động như: Bay dù lượn, khinh khí cầu, nhảy dù, đu dây mạo hiểm hành trình trên cao; Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát, đi trên dây, leo núi, vách đá, đu dây vượt thác; Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác, đi mô tô nước, lướt ván, ca nô kéo dù bay; Thám hiểm hang động, rừng, núi... là những hoạt động du lịch có thể gây chết người hoặc làm tổn hại đến sức khỏe khách du lịch.

Những hoạt động du lịch có thể gây chết người

Đu dây là một trong những hoạt động du lịch mạo hiểm (Ảnh minh họa: Thanhnien)

Trước tình trạng này, để vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản cho du khách, tại Nghị định 168, Chính phủ đã nêu ra một số biện pháp bảo đảm an toàn.

Cụ thể, tại các nơi thăm quan, địa điểm du lịch, cơ quan quản lý khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của du khách phải có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan.

Bên cạnh đó, có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.

Ngoài ra, những đơn vị cung cấp sản phẩm du lịch cũng cần bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp; Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch. Đồng thời, cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tội tham ô có được giảm án tử hình xuống tù chung thân?

Tội tham ô có được giảm án tử hình xuống tù chung thân?

Tội tham ô có được giảm án tử hình xuống tù chung thân?

Có thể nói, tham ô chưa bao giờ là vấn đề hết "hot". Đây là một trong hai tội liên quan tới việc chiếm đoạt tài sản của người có chức vụ mà mức phạt hình sự phải chịu có thể là tử hình. Vậy phạm tội tham ô có được giảm án tử hình xuống tù chung thân hay không?