Những điều người làm cùng lúc 2 công ty cần nắm chắc

Làm cùng lúc nhiều công ty để có mức thu nhập mong muốn là điều mà không ít người lao động hướng tới. Song để đảm bảo quyền lợi của mình những lao động này cần nắm chắc một số điều sau:

Những điều người làm cùng lúc 2 công ty cần nắm chắc
Những điều người làm cùng lúc 2 công ty cần nắm chắc (Ảnh minh họa)


1. Đọc kỹ hợp đồng lao động trước khi ký

Theo Điều 15 Bộ luật Lao động hiện hành năm 2012, hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Với tính chất quan trọng như vậy, việc đọc kỹ HĐLĐ trước khi đặt bút ký là việc mà bất cứ người lao động nào cũng cần lưu ý.

Khi đọc HĐLĐ, người lao động phải xem xét kỹ lưỡng các điều khoản sau:

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT)…

Một số công ty yêu cầu hoặc thỏa thuận với người lao động không được phép giao kết hợp đồng lao động cùng lúc với nhiều công ty và lấy đó làm căn cứ sa thải người lao động.

Tuy nhiên đây là thỏa thuận trái pháp luật, nếu người lao động bị sa thải hoặc có tranh chấp với người sử dụng lao động thì có quyền khởi kiện.

Bên cạnh đó, người lao động làm cùng lúc 2 công ty cần đặc biệt chú ý đến các nội dung liên quan đến bảo mật, bí mật kinh doanh… bởi lẽ đây là vấn đề khá dễ nảy sinh tranh chấp. Các nội dung này cần được quy định càng cụ thể càng tốt để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.


2. Chỉ đóng BHXH, BHTN với HĐLĐ đầu tiên

Khoản 4 Điều 85 Luật BHXH 2014 quy định, người lao động giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng BHXH đối với HĐLĐ giao kết đầu tiên.

Đồng thời, khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 nêu rõ, trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ thì người lao động và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Như vậy, khi giao kết hợp đồng cùng lúc với 2 công ty thì công ty đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHXH, BHTN cho người lao động. Công ty thứ 2 sẽ trả tiền tham gia BHXH, BHTN trực tiếp vào lương bằng mức đóng BHXH, BHTN.

Riêng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (thuộc chế độ của BHXH) được đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.

Xem thêm: Làm việc nhiều nơi, đóng BHXH thế nào?


3. BHYT đóng theo mức lương cao nhất

Căn cứ khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định.

Người sử dụng lao động của các HĐLĐ còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng BHYT.

Vậy, khi làm việc cùng lúc tại 2 công ty thì công ty nào có mức lương cao hơn thì người lao động phải tham gia BHYT tại công ty đó.


4. Giảm trừ gia cảnh tại một nơi khi tính thuế TNCN

Người lao động ký HĐLĐ với cùng lúc nhiều công ty khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công vẫn được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần với thuế suất từ 5-35% đối với từng mức thu nhập tính thuế/tháng.

Theo điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một thời điểm (tính đủ cả tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc tại một nơi làm việc, những nơi còn lại không được tính giảm trừ gia cảnh.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.