Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty hợp danh

Muốn thành lập công ty hợp danh, cá nhân, tổ chức trước hết cần biết ưu, nhược điểm của công ty hợp danh. Ngoài ra, cần phải lưu ý thêm những điều dưới đây:

Góp vốn của thành viên

Theo Điều 173 Luật Doanh nghiệp mới nhất thì các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết trước đó.

Trong trường hợp, thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó.

Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty hợp danh
Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty hợp danh. (Ảnh minh họa)
Giấy chứng nhận góp vốn

Thành viên khi đã góp đủ vốn như đã cam kết, sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.

Nội dung trong giấy chứng nhận phần vốn góp gồm một số nội dung: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Vốn điều lệ của công ty; Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên....

Nếu thành viên làm mất hoặc giấy chứng nhận phần vốn góp, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy thì thành viên đó sẽ được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.

Tài sản của công ty hợp danh

Tài sản của công ty hợp danh được quy định cụ thể tại Điều 174 Luật Doanh nghiệp 2014:

- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty

- Tài sản tạo lập được mang tên công ty;

- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;

- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty hợp danh sẽ mang đến cái nhìn khái quát về vốn, giấy chứng nhận góp vốn cũng như tài sản của loại hình công ty này. Đây cũng là những điều cần quan tâm đối với những ai có ý định thành lập công ty hợp danh.

Xem thêm:

Công ty hợp danh là gì?

Những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

Cần biết ưu, nhược điểm của công ty hợp danh trước khi thành lập

Ngọc Thúy

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.