Những điều cần biết về phụ lục hợp đồng lao động

Các bên tham gia hợp đồng lao động đôi khi ký thêm phụ lục hợp đồng với mục đích sửa đổi, bổ sung hoặc quy định chi tiết hợp đồng. Dưới đây là những điều cần biết về phụ lục hợp đồng lao động.


Phụ lục hợp đồng là gì?

Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định về phụ lục hợp đồng như sau:

1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

Theo đó, phụ lục của hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên.

Phụ lục hợp đồng lao động được các bên ký kết nhằm mục đích để sửa đổi, bổ sung hoặc được dùng để quy định chi tiết một số nội dung trong hợp đồng lao động.


Phân loại phụ lục hợp đồng lao động

Căn cứ khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2019, có thể phân phụ lục hợp đồng thành 02 loại theo mục đích sử dụng như sau:

- Phụ lục quy định chi tiết một số nội dung trong hợp đồng lao động

Phụ lục này được ký nhằm quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động. Ví dụ như các nội dung liên quan công việc thực hiện, tiêu chuẩn, hàng hóa, số liệu, thời hạn,…

Phụ lục quy định chi tiết có thể được lập cùng lúc với hợp đồng lao động hoặc được lập trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.

- Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hợp đồng lao động

Phụ lục này được ký nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động như: điều chỉnh tiền lương, phụ cấp hoặc chế độ phúc lợi khác; thay đổi vị trí, chức danh công việc;...

Loại phụ lục này thường được lập trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động. 

phu luc hop dong lao dong
Một số lưu ý về phụ lục hợp đồng lao động (Ảnh minh họa)


Lưu ý về nội dung của phụ lục hợp đồng lao động

Cũng theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật này, phụ lục của hợp đồng lao động cần đảm bảo những nội dung sau:

- Phụ lục không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Đây là một quy định hoàn toàn mới của BLLĐ năm 2019. Trước đây, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP cho phép các bên tiến hành ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết.

Tuy nhiên, từ năm 2021, các bên phải thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn đã thỏa thuận, chứ không được thỏa thuận sửa đổi bằng phụ lục hợp đồng.

- Phụ lục quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động phải đảm bảo không dẫn đến cách hiểu khác với nội dung trong hợp đồng đó.

Nếu gây nhầm lẫn hoặc tạo ra cách hiểu khác thì thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động được giao kết lúc đầu.

- Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Xem thêm…


Có cần báo trước khi ký phụ lục hợp đồng không?

Như đã phân tích, có hai loại phụ lục hợp đồng lao động: Phụ lục quy định chi tiết một số nội dung và phụ lục sửa đổi, bổ sung một số nội dung hợp đồng lao động

Trong đó, phụ lục quy định chi tiết nội dung hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận và ký kết, chứ BLLĐ năm 2019 không đặt ra thời gian báo trước.

Tuy nhiên đối với phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, Điều 33 BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể như sau:

Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Theo đó, trước khi ký phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, bên yêu cầu sửa đổi phải báo trước 03 ngày về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho bên còn lại biết để thống nhất thỏa thuận.


Được ký phụ lục hợp đồng lao động mấy lần?

Pháp luật lao động hiện hành không quy định giới hạn số lần ký phụ lục hợp đồng lao động.

Trước đây, theo quy định Nghị định 05/2015/NĐ-CP, phụ lục hợp đồng chỉ được ký một lần để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động như sau:

Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động

Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.

Tuy nhiên, với quy định mới tại BLLĐ năm 2019, phụ lục không còn được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động. Do đó, không còn giới hạn đối với số lần ký đối với bất kì trường hợp ký phụ lục hợp đồng để quy định chi tiết hay sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động.

Trên đây là một số quy định liên quan đến phụ lục hợp đồng lao động. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Nội dung phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng thì phải làm sao?

>> Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần?

>> 11 lưu ý mới khi ký hợp đồng lao động

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khi nào được bố trí làm thêm giờ vượt mức quy định?

Khi nào được bố trí làm thêm giờ vượt mức quy định?

Khi nào được bố trí làm thêm giờ vượt mức quy định?

Để đảm bảo tiến độ sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp được phép yêu cầu người lao động làm thêm giờ nhưng phải được người đó đồng ý và đảm bảo số giờ làm thêm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp doanh nghiệp được phép bố trí làm thêm giờ vượt mức quy định.

Những trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thôi việc?

Những trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thôi việc?

Những trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thôi việc?

Trợ cấp thôi việc là một trong những khoản tiền mà người lao động được nhận khi nghỉ việc. Tuy nhiên không phải trường hợp nào, người lao động cũng được hưởng khoản tiền này. Dưới đây là các trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc.