Những công việc pháp lý doanh nghiệp phải làm sau Tết Mậu Tuất 2018

Sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, các doanh nghiệp cần lưu ý làm một số công việc sau: Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý I; Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình biến động lao động tháng 02/2018…

Chỉ còn chưa đầy 01 tuần nữa các doanh nghiệp sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Sau kỳ nghỉ Tết, doanh nghiệp lưu ý cần phải thực hiện những công việc pháp lý sau:

Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý I năm 2018

Theo Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC, căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Theo đó, ngay trong quý I năm 2018, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý này hoặc chậm nhất vào ngày 30/04. Như vậy, nếu trước Tết, doanh nghiệp chưa thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì sau khi nghỉ Tết, doanh nghiệp phải làm công việc này.

Những công việc pháp lý doanh nghiệp phải làm

Sau Tết, các doanh nghiệp phải làm những công việc pháp lý gì?

Báo cáo về tình hình biến động lao động trong tháng 02/2018       

Khoản 2 Điều 16, Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định: Trước ngày 03 hằng tháng, doanh nghiệp phải thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo)

Do đó, sau khi nghỉ Tết, cụ thể là trước ngày 03/03/2018, doanh nghiệp đã phải hoàn thành xong việc báo cáo tình hình biến động lao động của tháng 02/2018.

Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 02/2018

Theo quy định tại Điều 7, Điều 16, Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp trích đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN; đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Như vậy, sau khi nghỉ Tết, chậm nhất đến 28/02, doanh nghiệp phải hoàn thành việc trích đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng 02/2018.

Đóng phí công đoàn

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, quy định, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần vào cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Bạn đọc xem thêm các tin liên quan tại đây:

Doanh nghiệp nhất định phải hoàn thành những việc này trước khi nghỉ Tết

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không bán vé tàu, xe Tết cho người cao tuổi sẽ bị phạt tiền

Không bán vé tàu, xe Tết cho người cao tuổi sẽ bị phạt tiền

Không bán vé tàu, xe Tết cho người cao tuổi sẽ bị phạt tiền

Theo quy định của pháp luật, người khuyết tật, người cao tuổi là nhóm đối tượng nhận nhiều ưu tiên khi tham gia giao thông, trong đó được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ; được sắp xếp chỗ ngồi… Hành vi không miễn, giảm giá vé, không bán vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng…