Những việc doanh nghiệp cần làm trong tháng 5/2018

Ngoài một số công việc định kỳ phải làm hàng tháng, trong tháng 05/2018, doanh nghiệp phải làm một số công việc khác phát sinh.

1. Bố trí cho người lao động nghỉ ngày Quốc tế Lao động 1/5

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương trong ngày Quốc tế Lao động (01/05). Do đó, doanh nghiệp phải bố trí cho người lao động nghỉ ngày này.

Nếu vì tính chất, yêu cầu của công việc, người lao động vẫn phải đi làm vào ngày này thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả ít nhất 300% tiền lương cho người lao động, chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ.

2. Thông báo về tình hình biến động lao động tháng 4/2018

Theo yêu cầu của Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trước ngày 03 hằng tháng, doanh nghiệp phải thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại doanh nghiệp nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).

Như vậy trước ngày 03/05/2018, doanh nghiệp phải hoàn thành xong việc báo cáo biến động lao động tháng 04/2018, nếu có.

Những công việc doanh nghiệp cần làm trong tháng 5/2018

Có 5 công việc doanh nghiệp cần làm trong tháng 5/2018 

3. Trích nộp tiền BHXH, BHTN, BHYT tháng 5/2018

Quyết định 595/QĐ-BHXH chỉ rõ: Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp trích đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT; đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Như vậy, doanh nghiệp phải trích nộp tiền BHXH, BHTN, BHYT tháng 05/2018 chậm nhất vào ngày 31/05/2018.

4. Nộp phí Công đoàn tháng 5/2018

Doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng mỗi lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, theo quy định của Nghị định 191/2013/NĐ-CP.

Riêng doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần, cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Trong tháng 05/2018, doanh nghiệp cần lưu ý để đóng khoản phí này.

5. Nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai

Theo Nghị định 94/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đóng Quỹ Phòng, chống thiên tai hàng năm.

Mức đóng góp bắt buộc một năm là hai phần vạn trên tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu 500.000 đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp phải nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước ngày 30/05, số còn lại nộp trước ngày 30/10.


LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

7 trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp

7 trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp

7 trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là một trong những quyền cơ bản của người lao động.Trong một số trường hợp, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.