Nhật bán xăng tại Việt Nam: Kết quả của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài?

Mới đây, một trạm xăng có 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được mở cửa tại Việt Nam. Việc trạm xăng này đi vào hoạt động được dự đoán sẽ mang đến “luồng gió” mới cho thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng…

Ngày 05/10 vừa qua, Tập đoàn xăng dầu Nhật Bản - Idemitsu Q8 đã chính thức khai trương cửa hàng bán lẻ xăng dầu đầu tiên tại Hà Nội. Đây là trạm xăng dầu đầu tiên có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khác với những trạm xăng dầu khác, trạm xăng dầu của Idemitsu Q8 có áp dụng phần mềm quản lý tự động cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ ATM. Một điểm đặc biệt nữa của Idemitsu Q8 là việc quản lý khối lượng nhiên liệu với độ chính xác lên đến 0,01 lít. Trước tình trạng gian lận diễn ra tại nhiều trạm xăng dầu trong nước như hiện nay thì điều này đã giúp Idemitsu Q8 ghi điểm mạnh với người tiêu dùng Việt Nam. Sau trạm xăng đầu tiên tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), Idemitsu Q8 dự kiến sẽ mở thêm nhiều trạm xăng dầu khác trên toàn quốc, trực tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp xăng dầu trong nước.

Từ trước đến nay việc kinh doanh xăng dầu hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp nội địa. Theo thống kê, Việt Nam hiện có 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, 120 thương nhân phân phối và hơn 14.000 cửa hàng trên cả nước. Trong đó, thị phần chủ yếu thuộc về Petrolimex, PVOil, Saigon Petro…

Ngoài ra, xăng dầu tại Việt Nam những năm qua chưa có cơ chế thị trường nên bắt buộc Nhà nước phải quản lý giá, giữ biện pháp can thiệp về giá. Đó là quy định giá trần, với giá này doanh nghiệp xăng dầu không được bán vượt. Các doanh nghiệp có quyền bán thấp hơn, tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp xăng dầu lại dựa vào mức giá trần đó để bán, ít doanh nghiệp nào bán thấp hơn giá trần.

Sự xuất hiện của Idemitsu Q8 trong thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam được coi là một tín hiệu tốt, một “làn gió” mới sẽ làm thay đổi thị trường xăng dầu, tạo ra một cuộc cạnh tranh mới đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, kích thích các doanh nghiệp trong nước có sự cải tiến dịch vụ.


Cây xăng của Idemitsu Q8
Có thể thấy, việc doanh nghiệp Nhật Bản bán xăng tại Việt Nam chỉ là một ví dụ cụ thể, chứng minh Việt Nam đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trước đó, Việt Nam đã được “chào đón” các hình thức vận tải hiện đại như Grab, Uber…, hay gần đây là các thương hiệu thời trang đình đám như Zara, HM… Điều này chứng minh cho sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong việc gỡ bỏ các rào cản đối với doanh nghiệp nước ngoài, đơn giản hóa thủ tục, tạo hành lang pháp lý thông thoáng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Tháng 04 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra Thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế liên thông, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bước đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam.

Đặc biệt, tại Nghị quyết số 98/NQ-CP vừa được ban hành ngày 03/10, Chính phủ chủ trương tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

Không thể phủ nhận vai trò của những thủ tục pháp lý trong kinh doanh nhưng cũng chính những quy định về điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính phức tạp là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nước ngoài lo ngại khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Với chủ trương xóa bỏ những điều kiện kinh doanh bất hợp lý và thực hiện cải cách trong lĩnh vực hành chính, con đường đầu tư kinh doanh sẽ rộng mở hơn, hành lang pháp lý cũng thông thoáng hơn, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những chủ trương đúng đắn đó, trong tương lai sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài mở rộng thị trường tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh và  lợi ích người tiêu dùng cũng đảm bảo hơn.

Để tìm hiểu về những quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Nghị quyết 98/NQ-CP của Chính phủ ngày 03/10/2017

Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

“Phớt lờ” mức phạt đến 40 triệu đồng, nhiều cửa hàng vẫn bán công khai SIM rác

“Phớt lờ” mức phạt đến 40 triệu đồng, nhiều cửa hàng vẫn bán công khai SIM rác

“Phớt lờ” mức phạt đến 40 triệu đồng, nhiều cửa hàng vẫn bán công khai SIM rác

Theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, bán SIM rác, bán SIM không được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, nhu cầu mua và bán loại SIM này vẫn không hề có dấu hiệu giảm xuống.