Những đối tượng phải đổi thẻ bảo hiểm y tế trong năm 2019

Thực hiện chủ trương tiết kiệm và cải cách thủ tục hành chính, từ năm 2019, sẽ không thực hiện in mới thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, vẫn còn một số đối tượng buộc phải đổi thẻ bảo hiểm y tế.

Theo Công văn 4996/BHXH-CSYT, các đối tượng đổi thẻ bảo hiểm y tế do thay đổi mã đối tượng và mã quyền lợi thực hiện theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP bao gồm:

- Đổi mã đối tượng và mức hưởng:

+ Đổi mã đối tượng và mức hưởng từ mã CK2 sang mã CC1 cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Đổi mức hưởng từ mã 2 sang mã 4 cho người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc (có mã đối tượng KC), nhưng không phải là Cựu chiến binh;

+ Đổi mã đối tượng và mức hưởng từ mã HN2 sang mã HK3 cho người thuộc hộ nghèo đa chiều không thuộc trường hợp nghèo theo tiêu chí về thu nhập và nghèo đa chiều có thiếu hụt về BHYT;

+ Đổi mã đối tượng và mức hưởng từ mã HN2 sang mã ND4 cho người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở;

+ Đổi mức hưởng từ mã CT4 sang mã CT2 cho người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;

Trường hợp người tham gia thuộc nhiều đối tượng khác nhau, nếu thẻ cũ cấp theo đối tượng khác có mức hưởng chưa đúng quy định mới, thì đổi thẻ theo mức hưởng cao nhất được áp dụng từ ngày 01/12/2018.

Những đối tượng phải đổi thẻ bảo hiểm y tế trong năm 2019

Đổi thẻ bảo hiểm y tế theo mã đối tượng và mức hưởng mới (Ảnh minh họa)

- Bổ sung mã đối tượng, mã mức hưởng cho người mới tham gia:

+ Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: mã đối tượng là NO và mã mức hưởng là số 4;

+ Cựu chiến binh: mã đối tượng là CB và mã mức hưởng là số 2;

+ Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc: mã đối tượng là KC và mã mức hưởng là số 4;

+ Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở: mã đối tượng là ND và mã mức hưởng là số 4;

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, nghèo đa chiều có thiếu hụt về BHYT: mã đối tượng là HN và mã mức hưởng là số 2;

+ Chức sắc, chức việc, nhà tu hành: mã đối tượng là TH, mã mức hưởng là số 4;

+ Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT (trừ đối tượng do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng, do cơ quan BHXH/ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng, do người sử dụng lao động đóng): mã đối tượng là GD và mã mức hưởng là số 4;

+ Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội (trừ đối tượng do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng, do cơ quan BHXH/ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng): mã đối tượng là TV và mã mức hưởng là số 4;

+ Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân (trừ đối tượng do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng, do cơ quan BHXH/ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng): mã đối tượng là TD và mã mức hưởng là số 4;

+ Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trừ đối tượng do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng, do cơ quan BHXH/ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng): mã đối tượng là TU và mã mức hưởng là số 4;

- Trẻ dưới 6 tuổi: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30/9 thì thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

Lưu ý: Các trường hợp được chuyển đổi mức hưởng thì giá trị sử dụng trên thẻ BHYT tính từ thời điểm thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng.

Xem thêm:

Không phải cứ có thẻ bảo hiểm y tế là được sử dụng?

Thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế 2019

Quyền lợi của người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT

Thùy Linh
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Quy định nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Quy định nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Quy định nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Cán bộ, công chức, viên chức phải chấp hành các quy định liên quan đến kỷ luật hành chính, trong đó có vấn đề về thái độ, tác phong… cũng như hàng loạt công việc không được làm. Thêm một vấn đề được không ít người quan tâm là pháp luật quy định thế nào về việc công chức sinh con thứ 3?