Nhân viên nghỉ việc vẫn nợ tiền công ty, đòi thế nào?

Trong rất nhiều trường hợp, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động khi vẫn đang vay tiền công ty, tạm ứng lương, giữ công tác phí… mà doanh nghiệp không kiểm soát hết, gây khó khăn trong quá trình yêu cầu thanh toán sau này.

Nhân viên nợ tiền công ty rồi nghỉ việc, đòi thế nào? (Ảnh minh họa)

Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định về trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”

Như vậy, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp và nhân viên đã kết thúc hợp đồng lao động có thêm tối đa là 30 ngày để hoàn thiện thanh toán nợ và các khoản khác có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Doanh nghiệp phải trả cho người lao động những khoản lương, thưởng, chia lợi nhuận … mà còn nợ người lao động tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng. Ngược lại, người lao động cũng phải hoàn trả cho doanh nghiệp những khoản như công tác phí còn thừa, tiền thu từ khách hàng, tạm ứng lương …

Hết thời hạn nói trên, nếu doanh nghiệp hoặc người lao động không hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán, bên được thanh toán có quyền khởi kiện bên còn lại vì hành vi vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Cũng trong Điều 47 này, khi hợp đồng lao động chấm dứt doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Xem thêm:

Cách đòi nợ khi cho vay không có giấy tờ

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục