Nhân viên ngân hàng để lộ thông tin khách bị xử lý thế nào?

Bí mật thông tin khách hàng là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hoạt động của các ngân hàng. Vậy nếu nhân viên ngân hàng để lộ thông tin về tài khoản của khách hàng thì sẽ bị xử lý thế nào?

Nhân viên ngân hàng để lộ thông tin khách có thể bị đuổi việc

Tại các ngân hàng, có một số nhân viên được quyền truy cập vào tài khoản của khách hàng để kiểm tra, rà soát thông tin phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ và công việc. Tuy nhiên, các nhân viên ngân hàng và chính ngân hàng có trách nhiệm phải giữ an toàn bảo mật thông tin của khách hàng.

Bí mật thông tin khách hàng là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Cụ thể, khoản 1 Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP nêu rõ:

Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Trong đó, ngân hàng chỉ được phép cung cấp thông tin trong các trường hợp:

- Khách hàng yêu cầu, khách hàng đồng ý, khách hàng cho phép;

- Theo yêu cầu của cơ quan chức năng nhà nước, cơ quan pháp luật (toà án, công an, cơ quan thuế,...);

- Phục vụ cho hoạt động nội bộ.

Cá nhân nếu vi phạm nguyên tắc bí mật thông tin khách hàng bằng việc tiết lộ, công khai thông tin trái phép thì sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật từ phía tổ chức tín dụng từ khiển trách tới chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại nếu có.

Bên cạnh đó, tùy mức độ vi phạm, người thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

nhan vien ngan hang de lo thong tin khach bi xu ly the naoNhân viên ngân hàng để lộ thông tin khách bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Làm lộ thông tin ngân hàng bị phạt hành chính đến 40 triệu đồng

Tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định:

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Báo cáo không trung thực;

b) Cung cấp những thông tin có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;

c) Không cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;

d) Làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, nếu tự ý cung cấp hoặc để lộ thông tin khách hàng ra ngoài, người thực hiện có thể bị phạt hành chính đến 40 triệu đồng.

Công khai, trao đổi thông tin tài khoản ngân hàng trái phép có thể đi tù

Thông tin về tài khoản ngân hàng là những thông tin vô cùng quan trọng và phải tuyệt đối bí mật. Việc trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng không chỉ vi phạm nguyên tắc hoạt động ngành ngân hàng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về tài chính cho người bị mất thông tin.

Nếu trao đổi, công khai trái phép thông tin tài khoản ngân hàng của nhiều người, hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu trở lên, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, tùy mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt lên đến 07 năm tù.

Trên đây là giải đáp về: Nhân viên ngân hàng để lộ thông tin khách bị xử lý thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Tiêu tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản, mức phạt thế nào?
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.