Nhà thầu chính và nhà thầu phụ khác nhau thế nào?

Chúng ta thường nghe nhắc tới nhà thầu chính và nhà thầu phụ nhưng không nhiều người hiểu được sự khác biệt giữa 02 đối tượng này. Dưới đây là bảng phân biệt nhà thầu chính và nhà thầu phụ:

Tiêu chí

Nhà thầu chính

Nhà thầu phụ

Căn cứ

- Luật Đấu thầu năm 2013

- Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT

Khái niệm

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.

Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh

Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính.

Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Cơ sở phát sinh

Ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư

Ký hợp đồng với nhà thầu chính

Vị trí so với chủ đầu tư

Là đối tác trực tiếp với chủ đầu tư, quyền và nghĩa vụ được xác lập trên thỏa thuận giữa nhà thầu chính với chủ đầu tư

Không có mối liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư, chỉ thực hiện công việc trong quan hệ với nhà thầu chính

Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện

Chỉ làm các công việc đã được kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu

Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ phải thực hiện theo nội dung hồ sơ dự thầu thì không được vượt quá tỷ lệ % (phần trăm) theo giá hợp đồng được nêu tại điều kiện cụ thể của hợp đồng

Nghĩa vụ

- Chịu trách nhiệm đối với về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng với chủ đầu tư

- Phải cam kết khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu hoặc nhà thầu phụ sẽ cử đại diện có đủ thẩm quyền, năng lực để giải quyết các công việc còn vướng mắc tại bất kỳ thời điểm theo yêu cầu của chủ đầu tư;

- Có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp, báo cáo, thẩm định với số lượng theo yêu cầu

- Đảm bảo thực hiện công việc nhà thầu chính giao

- Kê khai tình hình công việc để nhà thầu chính nắm rõ

Trên đây là một số tiêu chí phân biệt nhà thầu chính và nhà thầu phụ, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Phân biệt chủ đầu tư và bên mời thầu như thế nào?

>> Nhà thầu chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế có bị loại không?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.