Nhà đang thế chấp vẫn có thể cho thuê

Rất nhiều người băn khoăn khi tài sản đang thế chấp mà lại có nhu cầu cho thuê hoặc ngược lại thì pháp luật có cho phép không. Vậy liệu có cho thuê nhà đang thế chấp được không?

Cho thuê nhà ở

Theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Theo đó, hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản và có thể có công chứng, chứng thực tùy vào nhu cầu và thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng.

Xem thêm Hướng dẫn viết hợp đồng thuê nhà chuẩn nhất

Ngoài ra, khi đi thuê nhà, chúng ta cần phải biết một số quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại đây.

Cho thuê nhà đang thế chấp được không? (Ảnh minh họa)


Quyền cho thuê nhà đang thế chấp

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản đó cho bên kia.

Như vậy, khi thế chấp thì căn nhà vẫn được bên thế chấp quản lý, sử dụng hoặc có thể giao cho người thứ ba giữ nên các bên có thỏa thuận.

Ngoài ra, tại Điều 146 Luật nhà ở 2014, tài sản đang cho thuê thì chủ sở hữu vẫn có quyền thế chấp căn nhà đó và phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.

Ngược lại, nếu tài sản đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng thì bên thế chấp có thể cho người thứ 3 thuê nhà theo quy định tại khoản 6 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 nếu:

+ Thông báo cho bên thuê về tình trạng căn nhà đang được thế chấp

+ Thông báo cho bên nhận thế chấp biết về việc bên thế chấp cho thuê căn nhà đang thế chấp

Bên cạnh đó, bên nhận thế chấp cũng có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc bên thế chấp cho người khác thuê

+ Khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc bên thuê phải giao căn nhà đó để xử lý

Quy định này được thể hiện cụ thể tại Điều 322, Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015.

Đối với người thuê nhà thì:

+ Được sử dụng ngôi nhà đúng với mục đích đã thỏa thuận

+ Được các bên thông báo cho tình trạng của căn nhà thế chấp: đang được thế chấp, xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ …

Nội dung được quy định tại Điều 324 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi căn nhà đang được thế chấp thì vẫn có thể cho thuê với điều kiện là phải có sự thỏa thuận của các bên.

Xem thêm:

Những quy định người thuê nhà cần biết để bảo vệ quyền lợi

Tặng cho nhà, đất đang thế chấp ngân hàng được không?

Nguyễn Hương
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã mới nhất

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã là hai chức danh tại cấp xã nhận được nhiều quna tâm của độc giả LuatVietnam. Vậy lương Chủ tịch Mặt trận xã và Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.