Người thân đi tù, thăm gặp và gửi quà thế nào?

Bên cạnh việc trừng trị thích đáng người phạm tội, pháp luật cũng đặt ra những quy định mang tính nhân đạo khi cho phép phạm nhân thăm gặp và nhận quà từ người thân trong quá trình bị giam giữ.


Bao lâu thì phạm nhân được gặp người thân một lần?

Theo Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-BCAkhoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, chế độ gặp của phạm nhân được quy định như sau:

* Phạm nhân thông thường:

- Được gặp thân nhân 01 lần/tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ.

- Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân: Có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân:

+ Không quá 03 giờ/lần.

+ Được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ.

* Phạm nhân dưới 18 tuổi:

- Được gặp người thân tối đa 03 lần/tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ.

- Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân: Có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân không quá 24 giờ.

Ngoài ra mỗi lần phạm nhân lập công hoặc được khen thưởng bằng hình thức “tăng số lần gặp thân nhân” thì được gặp thân nhân thêm 01 lần/tháng. Còn nếu vi phạm nội quy cơ sở giam giữ, phạm nhân chỉ được gặp thân nhân 02 tháng/lần, mỗi lần không quá 01 giờ


Những ai được phép vào tù thăm phạm nhân?

Điều 4 Thông tư 14/2020/BCA đã liệt kê cụ thể những người thân được gặp phạm nhân gồm:

- Ông, bà nội;

- Ông, bà ngoại;

- Bố, mẹ đẻ;

- Bố, mẹ vợ (hoặc chồng);

- Bố, mẹ nuôi hợp pháp;

- Vợ hoặc chồng;

- Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp;

- Anh, chị, em ruột, dâu, rể;

- Anh, chị em vợ (hoặc chồng);

- Cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

Mỗi lần gặp, phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, phạm nhân có thể được gặp tới 05 thân nhân/lần và phải đảm bảo việc gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.

Ngoài những thân nhân nói trên, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân nhưng phải được Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.

Đồng nghĩa với đó, bạn bè, người yêu của phạm nhân cũng có thể vào thăm phạm nhân. Tuy nhiên để gặp phạm nhân những người này phải có:

- Văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận

- Có một trong những giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang. 

che do tham gap gui qua cho pham nhan

Chế độ thăm gặp, gửi quà cho phạm nhân (Ảnh minh họa)


Khi đi thăm tù, người thân được mang những gì?

* Đồ được mang theo khi gặp phạm nhân

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA, người thân khi đi thăm tù được mang đồ vật vào Nhà gặp phạm nhân nhưng không được mang các đồ thuộc danh mục cấm như vũ khí quân dụng, súng săn; chất gây mê; chất cháy; các chất ma túy…

Trường hợp được gặp phạm nhân ở phòng riêng, người thân chỉ được các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nếu gặp vợ hoặc chồng.

* Đồ được gửi cho phạm nhân

Theo quy định tại Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân được nhận thư, tiền, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm.

Do đó, thân nhân có thể đem theo thư, tiền hoặc các đồ vật khác miễn là pháp luật không cấm để gửi vào cho phạm nhân. Những đồ này phải được kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho phạm nhân, đồng thời thân nhân phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi.

Cũng cần lưu ý, khi gửi tiền mặt cho phạm nhân, số tiền này sẽ không được đưa trực tiếp cho phạm nhân để tiêu. Số tiền này sẽ được bàn giao về Đội Hậu cần, tài vụ quản lý, và được tính vào Sổ mua hàng hóa của phạm nhân để người nay có thể mua các đồ ăn, vật dụng được bán tại căng tin của trại giam.

Theo Điều 9 Thông tư 14/2020, mỗi lần gặp phạm nhân, thân nhân chỉ được gửi tối đa 5 kg đồ vật. Ngoài ra mỗi tháng, người thân cũng được gửi tiền và đồ vật cho phạm nhân 02 lần với mỗi lần không quá 3kg, nếu gửi một lần thì được gửi tối đa 6 kg.


Phạm nhân có thể liên lạc với người thân bằng những cách nào?

Ngoài việc gặp trực tiếp người thân tại trại giam, phạm nhân cũng có thể liên lạc với người thân thông qua thư và điện thoại.

Theo Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BCA, mỗi tháng, phạm nhân được gửi 02 lá thư nhưng trước khi gửi đi, thư sẽ được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiểm tra, kiểm duyệt.

Bên cạnh đó, phạm nhân cũng có thể liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân 01 lần/thấng, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách.

Đặc biệt, phạm nhân dưới 18 tuổi được gọi điện thoại cho người thân trong nước lên đến 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần tối đa 10 phút.

Việc gọi điện thoại cho thân nhân của phạm nhân phải chịu sự giám sát của cán bộ trại giam. Đồng thời phạm nhân cũng phải tự chi trả cước phí gửi thư và điện thoại.

Trên đây là thông tin về chế độ thăm gặp, gửi quà cho phạm nhân. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chế độ ăn, mặc, ở của người bị tạm giam, tạm giữ

>> Quy định mới về xử lý phạm nhân vi phạm 

>> Phạm nhân khám sức khỏe định kỳ 2 năm/lần

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.