Người sửa điểm thi ở Hà Giang có thể bị xử tội gì?

Hiện chưa có kết luận về việc xử lý đối với người sửa điểm thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang do sự việc vẫn đang trong quá trình tiếp tục điều tra. Tuy nhiên, xét theo hành vi vi phạm, người sửa điểm thi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như thông tin đã đưa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kết luận điều tra về sai phạm trong vụ việc điểm thi cao bất thường ở Hà Giang. Hàng trăm bài thi của thí sinh đã được can thiệp để điều chỉnh từ 1 - 9 điểm. Đây là sai phạm nghiêm trọng, là một sự kiện gây rúng động ngành giáo dục và khiến dư luận “chao đảo”.

Kết luận điều tra ban đầu xác định, ông Vũ Trọng L. (Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang) là người trực tiếp can thiệp vào kết quả. Quy chế thi THPT quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT quy định: Người có hành vi cố ý chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm sẽ có thể bị đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vậy, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người sửa điểm thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang có thể bị xử tội gì?

Người sửa điểm thi ở Hà Giang có thể bị xử tội gì?

Người sửa điểm thi ở Hà Giang có thể bị xử tội gì? (Ảnh minh họa)


Có thể bị xử lý về Tội giả mạo trong công tác

Căn cứ vào kết luận điều tra ban đầu, người sửa điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang có thể bị xử lý về Tội giả mạo trong công tác. Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội này như sau:

- Phạt tù từ 01 - 05 năm nếu vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả; Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

- Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Phạm tội có tổ chức; Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

- Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả; Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

- Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên; Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Có thể bị xử lý về Tội nhận hối lộ

Nếu có căn cứ cho rằng người sửa điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào khác để thực hiện việc sửa điểm theo yêu cầu thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.

Mức phạt đối với tội danh này được quy định từ 02 năm tù - 07 năm tù nếu tài sản trị giá từ 02 triệu đồng - dưới 100 triệu đồng hoặc lợi ích phi vật chất; từ 07 năm tù - 15 năm tù nếu phạm tội có tổ chức; lạm dụng chức vụ, quyền hạn; tài sản trị giá từ 100 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng; từ 15 năm - 20 năm nếu tài sản trị giá từ 500 triệu đồng - dưới 01 tỷ đồng…

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 - 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Các mức xử phạt trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, sự việc hiện vẫn đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.

Xem thêm:

Điểm thi bất thường ở Hà Giang: Hướng xử lý với người vi phạm

Bộ luật Hình sự 2018: Bãi bỏ 11 tội danh, bổ sung nhiều điểm mới
LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khai Sơ yếu lý lịch không cần về nơi thường trú

Khai Sơ yếu lý lịch không cần về nơi thường trú

Khai Sơ yếu lý lịch không cần về nơi thường trú

Thực tế, nhiều người vẫn cho rằng Sơ yếu lý lịch phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi thường trú, suy nghĩ này là không chính xác. Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chỉ cần chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch (Tờ khai lý lịch cá nhân).