Người nước ngoài có được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam không?

Người nước ngoài đang ở Việt Nam được phép mở tài khoản ở ngân hàng Việt Nam. Thông thường, để làm thẻ ngân hàng, người nước ngoài sẽ phải cung cấp thông tin thẻ tạm trú, giấy phép lao động hoặc giấy đăng ký kinh doanh, có địa chỉ cư trú rõ ràng ở Việt Nam...


Người nước ngoài có được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam?

Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định:

3. Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của người cư trú và người không cư trú, tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của người không cư trú và người cư trú là cá nhân người nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định tại Thông tư này.

Theo quy định trên, cá nhân là người nước ngoài được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam. Trong đó, cá nhân mở tài khoản ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 11 Thông tư 23, sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN như sau:

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

Ngoài ra, để được mở tài khoản ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng sẽ yêu cầu người nước ngoài phải cung cấp các giấy tờ chứng minh nhân thân, thẻ tạm trú, giấy phép lao động hoặc giấy đăng ký kinh doanh, có địa chỉ cư trú rõ ràng ở Việt Nam…
nguoi nuoc ngoai co duoc mo tai khoan ngan hang tai viet nam khong

Người nước ngoài có được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam không? (Ảnh minh họa)

Hồ sơ, thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho người nước ngoài

Hồ sơ mở tài khoản

Theo Điều 12 Thông tư 23, sửa đổi bởi Thông tư 02/2019, hồ sơ mở tài khoản cho người nước ngoài tại ngân hàng bao gồm:

- Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản;

- Thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của chủ tài khoản;

- Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với chủ tài khoản.

Trình tự, thủ thục mở tài khoản ngân hàng cho người nước ngoài

Căn cứ Điều 14 Thông tư 23, sửa đổi bởi Thông tư 02, thủ tục mở tài khoản cho người nước ngoài được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, khách hàng chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.

Bước 2: Ngân hàng đối chiếu thông tin khách hàng

Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản và xử lý:

- Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng;

- Nếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ hoặc các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng để hoàn thiện hồ sơ;

- Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo cho khách hàng biết.

Bước 3: Giao kết thỏa thuận

Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng.

Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật của khách hàng (đối với trường hợp mở tài khoản thông qua người đại diện theo pháp luật) để giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh

Bước 4: Thông báo thông tin về tài khoản cho khách hàng

Sau khi giao kết thoả thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo số hiệu, tên tài khoản thanh toán, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán cho khách hàng.

Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đảm bảo thu thập mẫu chữ ký, chứng thư số (nếu có) của chủ tài khoản hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản và những người khác có liên quan (nếu có), mẫu dấu (nếu có, đối với chủ tài khoản là tổ chức) để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán.

Trên đây là quy định về người nước ngoài có được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Người nước ngoài có được vay tiền ngân hàng không?

>> Điều kiện người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giãn cách xã hội: Làm sao để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Giãn cách xã hội: Làm sao để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Giãn cách xã hội: Làm sao để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Trợ cấp thất nghiệp đã và đang đóng góp một phần không nhỏ trong thu nhập của người lao động sau khi nghỉ việc. Vậy tại những nơi đang giãn cách xã hội, người lao động làm thế nào để để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?