Người nghèo, trẻ em được luật sư bảo vệ miễn phí

Theo Luật Trợ giúp pháp lý, các đối tượng như: Người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em, người nhiễm HIV gặp khó khăn về tài chính… sẽ được trợ giúp pháp lý. Những người này sẽ được tư vấn, bảo vệ mà không phải trả tiền.

Trợ giúp pháp lý là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa và hạn chế những tranh chấp, vi phạm pháp luật.

Trợ giúp pháp lý là công việc có ý nghĩa quan trọng

Trên thực tế, mỗi năm có hàng nghìn vụ việc cần đến sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý. Những đối tượng cần tư vấn pháp lý cũng rất đa dạng từ trẻ em, người già, người nghèo đến những người đau ốm, bệnh tật…

Những đối tượng trên nếu được luật sư, trợ giúp viên pháp lý tư vấn, bảo vệ có phải trả phí không? Liên quan đến vấn đề này, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) đã quy định rất cụ thể.

Trước hết theo giải thích được nêu tại Luật này, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong việc trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong việc tiếp cận công lý và bình đẳng pháp luật.

Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý quy định các nhóm người sau sẽ được trợ giúp pháp lý:

1. Người có công với cách mạng.

2. Người thuộc hộ nghèo.

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

- Người nhiễm chất độc da cam;

- Người cao tuổi;

- Người khuyết tật;

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

- Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

- Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

- Người nhiễm HIV.

Người nghèo được luật sư bảo vệ miễn phí? (Hình ảnh minh họa)

Theo quy định, những đối tượng trên sẽ được tư vấn, hỗ trợ về pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác. Ngoài ra, các đối tượng này còn được quyền tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý; Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan; Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật…

Để nhận được trợ giúp pháp lý, các đối tượng nêu trên cần phải cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Đồng thời, phải có thái độ hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý cho luật sư, người trợ giúp pháp lý…

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi xác thực sinh trắc học ra đời. Vậy xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ 01/07/2025 với nhiều nội dung mới tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và người lao động. Bài viết tổng hợp những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý, mời bạn đọc theo dõi.

Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã mới nhất

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã là hai chức danh tại cấp xã nhận được nhiều quna tâm của độc giả LuatVietnam. Vậy lương Chủ tịch Mặt trận xã và Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.